Ép nhân viên tăng ca, làm thêm giờ dịp nghỉ lễ bị xử lý thế nào?

Độc giả Thúy Quỳnh (Gia Lai) hỏi: "Tôi là nhân viên cho một công ty sản xuất thực phẩm, vào dịp nghỉ lễ, công ty yêu cầu tôi tăng ca để đáp ứng lượng hàng hóa dịp lễ nhưng tôi không đồng ý. Vậy việc công ty ép nhân viên tăng ca làm thêm giờ có đúng không và nếu sai thì bị xử lý thế nào?"

Liên quan đến vấn đề này, LS Nguyễn Thị Sương, Công ty Luật FDVN, Đoàn Luật sư thành phố Đà Nẵng xin được tư vấn bạn như sau: 

Về việc công ty có được ép buộc nhân viên tăng ca và làm thêm giờ không?

Quy định tại Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 có quy định rõ về làm thêm giờ như sau: 

"2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:  

i) Phải được sự đồng ý của người lao động;  

ii) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;  

c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này".

cong-ty-ep-nhan-vien-tang-ca-co-bi-xu-ly-khong-1712734384.jpg
 

Ngoài ra, Điều 198 Bộ Luật Lao động 2019 cũng quy định chỉ một số trường hợp người sử dụng lao động được quyền yêu cầu người người lao động làm thêm giờ không bị hạn chế số giờ làm việc cũng như người lao động không được từ chối, gồm các trường hợp:

1. Thực hiện lệnh động viên, huy động, đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng an ninh theo quy định của pháp luật; 

2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, thảm hỏa trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Trường hợp của bạn không nằm trong trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 108 BLLĐ năm 2019, cũng không được sự đồng ý của người lao động, nên việc công ty yêu cầu tăng ca làm thêm giờ là trái quy định của pháp luật. 

   Xem thêm: Xe có biển 3 hoặc 4 số có phải đổi sang biển số định danh 5 số hay không?

Bắt ép nhân viên tăng ca, làm thêm giờ sẽ bị xử phạt thế nào?

Trong trường hợp Công ty có hành vi huy động người lao động làm thêm giờ mà không nhận được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp được quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 18 và Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. 

Đối với trường hợp có hành vi huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt theo một trong các mức được quy định tại khoản 4 Điều 14 và và Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

10. a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

11. b) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

12. c) Từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

13. d) Từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

14. đ) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Xin được thông tin đến bạn!

Link nội dung: https://gocnhinphaply.nguoiduatin.vn/ep-nhan-vien-tang-ca-lam-them-gio-dip-nghi-le-bi-xu-ly-the-nao-1161.html