Bảo mật thông tin lựa chọn nhà thầu

Luật Đấu thầu 2023 quy định trách nhiệm của bên mời thầu là bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động đấu thầu.

ben-moi-thau-1723435771.jpg
Ảnh minh họa.

Theo Điều 79, Luật Đấu thầu 2023 quy định trách nhiệm của bên mời thầu, cụ thể đối với lựa chọn nhà thầu: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; tổ chức đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

Quyết định thành lập tổ chuyên gia trong trường hợp bên mời thầu là đơn vị tư vấn được chủ đầu tư lựa chọn; yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong quá trình đánh giá hồ sơ.

Trình duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu.

Thương thảo (nếu có) và hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu, quản lý thực hiện hợp đồng (nếu có); Thương thảo (nếu có) và hoàn thiện thỏa thuận khung với nhà thầu, quản lý thực hiện thỏa thuận khung (nếu có) đối với mua sắm tập trung áp dụng thỏa thuận khung; bảo mật thông tin, tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

Đồng thời, cung cấp thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

Qua đó, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư trong phạm vi công việc được giao theo quy định tại khoản này.

Đối với lựa chọn nhà đầu tư, ngoài trách nhiệm quy định tại điểm h khoản 1 Điều 79 Luật Đấu thầu 2023, bên mời thầu còn có trách nhiệm: Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định;

Quyết định thành lập tổ chuyên gia; Yêu cầu nhà đầu tư làm rõ hồ sơ dự thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ; Trình duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư; phê duyệt hồ sơ mời thầu trong trường hợp được ủy quyền; Đàm phán hợp đồng với nhà đầu tư; ký kết và quản lý hợp đồng với nhà đầu tư trong trường hợp được ủy quyền;

Bên cạnh đó, hủy thầu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Luật Đấu thầu 2023; Bảo mật các thông tin, tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;

Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Luật Đấu thầu 2023;

Giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư; Báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu hằng năm;

Đồng thời, chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền trong phạm vi công việc được giao theo quy định tại khoản này.

Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu đấu thầu qua mạng. Qua đó, thực hiện trách nhiệm khác theo quy định.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 có quy định bên mời thầu là cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động đấu thầu gồm:
- Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn;
- Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư;
- Đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.

 

Hoàng Thủy (T/H)

Link nội dung: https://gocnhinphaply.nguoiduatin.vn/bao-mat-thong-tin-lua-chon-nha-thau-4435.html