Nuôi dạy con cái thuở nào cũng có cái khó khăn của thuở đó. Nếu như xưa kia ông cha ta lo cái ăn cái mặc cho các con thì thời nay, ăn no mặc ấm chắc chưa đủ mà bố mẹ cần dành nhiều thời gian cho các con hơn.
Tôi năm nay hơn 50 tuổi chỉ có một cô con gái duy nhất, cháu đang ở năm cuối cấp 3 chuẩn bị ôn thi vào đại học. Vợ chồng tôi dồn hết tiền bạc và tình yêu thương cho cháu, cũng dành nhiều thời gian quan tâm đến con vì biết ở tuổi các con có nhiều cám dỗ, nếu thiếu bàn tay chăm sóc của bố mẹ rất dễ đi chệch hướng. Vậy mà chúng tôi chỉ có lơ là một chút, suýt chút nữa thì không biết chuyện gì xảy ra.
Ảnh minh họa
Chẳng là vợ chồng tôi và con gái đang sống trong một căn chung cư 3 phòng ngủ rộng rãi. Con gái cũng đã lớn nên ở riêng một phòng và chúng tôi cũng ít khi vào quản cháu mà chỉ thường xuyên nhắc nhở con. Tôi cũng có lắp một camera ở phòng ngủ của cháu, cái cốt không phải để quản lý vì chúng tôi hoàn toàn tin tưởng con mình. Camera chỉ lắp ra với mục đích để phòng những lúc cần thiết nhất hoặc xem con ốm đau thế nào lúc bố mẹ vắng nhà.
Vợ chồng tôi là dân làm ăn buôn bán, kinh doanh nên ban ngày thường ở ngoài cửa hàng cách nhà vài trăm mét, tối đến mới về nhà để ngủ, có cô giúp việc và cháu là ở nhà thường xuyên. Chúng tôi cũng có hôm về nhà sớm, cũng có hôm về nhà muộn nhưng ngó vào phòng con đều thấy đứa trẻ sinh hoạt bình thường: Chập tối thì cháu học bài, tới 22-23h thường tắt đèn đi ngủ để đảm bảo sức khỏe, bài vở còn dở thì sáng hôm sau dậy sớm để học.
Mọi thứ cứ diễn ra bình thường như thế cho đến một ngày khi tôi đang có chuyến công tác ở Sài Gòn, chồng tôi thì đi nước ngoài cũng 1 tuần và ở nhà chỉ có một mình con gái cùng cô giúp việc.
Nửa đêm đang ở trong phòng khách sạn tôi nhận được điện thoại từ một số lạ. Nghĩ rằng ai đó nhầm máy nên tôi cũng không nghe. Khi số đó tiếp tục gọi đến lần thứ hai sau cuộc gọi đầu 10 phút, tôi mới bắt máy vì sợ ở nhà có chuyện chẳng lành. Vừa nhấc điện thoại lên tôi nghe được từ đâu dây bên kia một giọng phụ nữ lớn tuổi đang khó chịu:
- Nhà cháu làm gì về đêm mà ồn ã quá vậy?
Ảnh minh họa
- Ai đó ạ, cháu có làm gì đâu?
- Bác là hàng xóm nhà cháu đây. Không làm gì mà ồn à cháu. Một tuần nay rồi, đêm hôm bác cứ nghe thấy tiếng nói chuyện từ nhà cháu phát ra khiến bác không thể ngủ được.
- Thế ạ bác, nhưng cháu đang không ở nhà mà. Ở nhà chỉ có con gái cháu và người giúp việc, cháu vừa xem camera lúc tối thì mọi người đều đã tắt đèn đi ngủ. Nhà cháu cũng không có thói quen nói chuyện về ban đêm, con gái cháu ngoan lắm ạ.
- Bác không biết nhưng bác đã xác định tiếng nói chuyện ồn ã đúng là từ nhà cháu mà diễn ra cả tuần này rồi nên giữa đêm nay bác không ngủ được nữa, bác mới xin số cháu từ bảo vệ để nhắc nhở cháu. Cháu thử kiểm tra xem nhé.
Gác điện thoại của người hàng xóm, tôi bật ngay camera xem mọi thứ ở nhà. Từ phòng khách đến phòng bếp và các phòng ngủ đều một màu trắng đen. Mọi người đều tắt điện đi ngủ tối om không hề nghe thấy tiếng động nào cả. Lúc đó tôi chỉ nghĩ người hàng xóm có thể mơ ngủ nên đổ lỗi cho nhà tôi gây ồn.
Kết thúc chuyến công tác trở về nhà, tôi cũng quên đi chuyện này và không kể lại với ai cả. Thế nhưng trong thâm tâm vẫn có gì đó lấn cấn. Vào một đêm tôi quyết định thức khuya hơn mọi ngày để xem có đúng tiếng ồn ã phát ra từ nhà mình khiến hàng xóm mất ngủ hay không.
Nằm trong phòng ngủ cố gắng lắng nghe tôi cũng không nghe thấy gì nên đứng dậy ra ngoài để kiểm tra. Đi qua phòng con gái tôi áp sát tai vào cánh cửa thì bất ngờ vì hình như đúng là có tiếng nói chuyện phát ra từ đó. Đứa trẻ rõ ràng đã tắt điện đi ngủ được 1 tiếng đồng hồ rồi cơ mà. Tôi nhẹ nhàng mở cửa thì thấy trong phòng con tối om.
Tôi tiến sát lại giường của cháu thì phát hiện hình như đứa trẻ chưa ngủ, con trùm kín chăn và đang nói chuyện trong đó. Những câu nói của con khiến tôi vô cùng bất ngờ.
Ảnh minh họa
Đứa trẻ thú nhận mới được một ban nam tỏ tình được 1 tháng trở lại đây và tối nào cũng thế, con nói dối tôi là đi ngủ nhưng thực chất chờ bố mẹ ngủ say là gọi điện thoại và nói chuyện với bạn trai suốt mấy tiếng đồng hồ.
Căn phòng ngủ của con lại liền kề với phòng ngủ của bác hàng xóm. Vì thế cứ khuya thật khuya khi mọi thứ đều tĩnh lặng thì tiếng nói chuyện của con lại càng rõ ràng hơn và bác hàng xóm đã nghe được. Đứa trẻ thú nhận với tôi chuyện yêu sớm ở tuổi còn đang ngồi trên ghế nhà trường khiến tôi tức giận:
- Thì ra đó là lý do vì sao lực học của con dạo này giảm sút đó hả? Hôm trước mẹ đi họp phụ huynh đã được cô giáo cảnh báo về nguyên nhân này nhưng mẹ đã rất tin tưởng con. Mẹ cho rằng con là đứa trẻ chăm ngoan và con hiểu được tầm quan trọng của việc học trong thời gian sắp tới. Vậy mà con đã khiến mẹ thất vọng, mải mê yêu đương quên mất học hành hay sao? Con lại còn lén lút làm chuyện này về đêm, con có biết sẽ hại sức khỏe lắm không.
Đứa trẻ xin lỗi rối rít và hứa sẽ chú tâm hơn vào chuyện học hành. Con cũng xin tôi đừng cấm đoán chuyện yêu đương của con vì… ở lớp con bạn nào cũng có người yêu hết.
Ôi tôi thật sự không thể nghĩ bọn trẻ giờ này lại lắm chiêu trò để lừa bố mẹ như thế. May mà có bác hàng xóm thắc mắc tôi mới biết chuyện này, không thì tới lúc đứa trẻ hư hỏng hẳn tôi mới nhận ra thì đã quá muộn.
Tâm sự từ độc giả namchau...
Tuổi vị thành niên là giai đoạn đặc biệt và quan trọng nhất trong cuộc đời của một đứa trẻ. Tình cảm với bạn khác giới ở lứa tuổi này thường làm cho bố mẹ lo lắng và bối rối.
Các chuyên gia khuyên rằng, khi đối mặt với việc con yêu sớm, bố mẹ nên giữ sự bình tĩnh, hướng dẫn con đi đúng hướng và phát triển một cách lành mạnh. Bố mẹ có thể tham khảo những cách sau đây.
Hiểu và chấp nhận nhu cầu tình cảm của trẻ
Tình yêu ở tuổi thiếu niên thường bắt nguồn từ sự khát khao khám phá và trải nghiệm cảm xúc của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần hiểu và chấp nhận nhu cầu tình cảm và tôn trọng cảm xúc của con.
Trong gia đình, giao tiếp giữa bố mẹ và con cái có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và cả cuộc đời của con. Vì vậy, nếu được bố mẹ giao tiếp một cách tâm lý, lắng nghe thế giới tâm hồn, hỗ trợ và thấu hiểu cảm xúc sẽ rất quan trọng với trẻ.
Trau dồi cho con tư duy độc lập và kỹ năng quản lý bản thân
Trong giai đoạn trẻ mới yêu, vai trò của bố mẹ không chỉ là giám sát, mà còn nên là người hướng dẫn và hỗ trợ. Điều này đặc biệt quan trọng để giúp trẻ phát triển tư duy độc lập và kỹ năng tự quản lý, hiểu rõ hậu quả có thể xảy ra từ các quyết định vội vàng.
Trong thời kỳ mới yêu, trẻ đang trải nghiệm quá trình tìm kiếm sự độc lập và tự chủ. Bố mẹ nên cung cấp cho trẻ những kinh nghiệm thực tiễn, khuyến khích và hỗ trợ trẻ trong việc phát triển kỹ năng tự quản lý và đưa ra quyết định đúng đắn.
Thiết lập quan niệm lành mạnh về tình yêu
Việc hướng dẫn trẻ hình thành quan niệm đúng đắn về tình yêu là vô cùng quan trọng, bố mẹ nên nhắc nhở trẻ tập trung tình hiểu ý nghĩa thực sự của tình yêu, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tôn trọng, thấu hiểu và tin tưởng đối với bạn khác giới.
Đồng thời, bố mẹ cũng cần nhắc nhở con nhận ra rằng tình yêu sớm thường tiềm ẩn rủi ro, có thể ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành nếu đi theo hướng sai lệch, và hướng dẫn trẻ tập trung vào học tập để phát triển bản thân.
Giáo dục giới tính đúng cách
Vấn đề yêu sớm liên quan mật thiết đến giáo dục giới tính cho trẻ. Bố mẹ nên giáo dục giới tính khoa học, khách quan, phù hợp với lứa tuổi của trẻ, nhằm giúp con hiểu rõ các thay đổi của cơ thể, nhận thức được trách nhiệm và hậu quả về hành vi của mình.
Điều này cũng giúp trẻ có những kiến thức và giá trị đúng đắn về tình yêu, các mối quan hệ giữa các cá nhân. Bố mẹ không nên lảng tránh, mà hãy hướng dẫn con tìm hiểu và học hỏi những kiến thức mới một cách tích cực.
Khuyến khích con có sở thích và hoạt động tích cực
Vấn đề yêu sớm liên quan mật thiết đến giáo dục giới tính cho trẻ. Bố mẹ nên giáo dục giới tính khoa học, khách quan, phù hợp với lứa tuổi của trẻ, nhằm giúp con hiểu rõ các thay đổi của cơ thể, nhận thức được trách nhiệm và hậu quả về hành vi của mình.
Điều này cũng giúp trẻ có những kiến thức và giá trị đúng đắn về tình yêu, các mối quan hệ giữa các cá nhân. Bố mẹ không nên lảng tránh, mà hãy hướng dẫn con tìm hiểu và học hỏi những kiến thức mới một cách tích cực.