Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

6 trường hợp được lựa chọn hưởng lương hưu hoặc hưởng BHXH một lần từ tháng 7/2025

Luật bảo hiểm xã hội năm 2024 được Quốc hội thông qua có nhiều điểm mới đáng chú ý, mang lại quyền lợi tối ưu cho người lao động. Trong đó, quy định 6 trường hợp được lựa chọn hưởng lương hưu hoặc hưởng BHXH một lần từ tháng 7/2025, người lao động cần biết.

Chi tiết 2 mức tăng lương hưu 2025 sau đợt tăng 15%, người lao động cần biết

Căn cứ theo Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định việc điều chỉnh lương hưu:

1. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và Quỹ bảo hiểm xã hội.

2. Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.

3. Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại Điều này.

Và căn cứ theo Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về điều chỉnh lương hưu 2025 cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Mức lương hưu hàng tháng

2. Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Luật này.

Như vậy, theo quy định mới tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 chính thức có hiệu lực từ 1.7.2025 người nghỉ hưu trước 1995 (dù đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay tự nguyện) và có mức lương hưu thấp sẽ được điều chỉnh tăng lương hưu để thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.

Để thực hiện việc điều chỉnh tăng lương hưu 2025 (thống nhất lương hưu 2025 theo quy định mới) thì phải đáp ứng các yếu tố: mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách Nhà nước và Quỹ bảo hiểm xã hội.

Nếu các yếu tố này được đảm bảo đầy đủ thì Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu cụ thể để thực hiện tăng lương hưu theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

Tuy nhiên, người nghỉ hưu trước 1995 sẽ không được tăng lương hưu theo quy định mới nếu không đảm bảo các yếu tố để tăng lương hưu 2025 trên.

luong-huu-41-1733277884.jpg
Chi tiết 2 mức tăng lương hưu 2025 sau đợt tăng 15%, người lao động cần biết. Ảnh minh họa

Trường hợp chưa thể điều chỉnh tăng lương hưu theo quy định mới thì người đã nghỉ hưu trước 1995 được sẽ tiếp tục hưởng mức tăng lương hưu tại Nghị định 75/2024/NĐ-CP, sẽ được thống nhất lương hưu 2025 với mức 1, mức 2 như sau:

Mức 1: Lương hưu = 1,15 x Lương hưu tháng 6/2024 + 300.000 đồng (nếu có).

(Mức này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu trước 1995 tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP nhưng có người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng sau khi đã được tăng 15%).

Mức 2: Lương hưu = 3.500.000 đồng/tháng.

Mức này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu trước 1995 tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP nhưng có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng sau khi đã được tăng 15%).

Từ 7/2025, 6 trường hợp được lựa chọn hưởng lương hưu hoặc hưởng BHXH một lần 

Căn cứ khoản 6 Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:

Điều 70. Hưởng bảo hiểm xã hội một lần

1. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đã chấm dứt tham gia bảo hiểm xã hội mà có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

...

b) Ra nước ngoài để định cư;

c) Người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS;

d) Người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng;

[...]

2. Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật này đã chấm dứt tham gia bảo hiểm xã hội mà có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

[...]

b) Người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS;

c) Người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng;

[...]

đ) Người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn.

[...]

6. Trường hợp người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 và các điểm b, c và đ khoản 2 Điều này vừa đủ điều kiện hưởng lương hưu vừa đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì người lao động được lựa chọn hưởng lương hưu hằng tháng hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, người lao động được lựa chọn hưởng lương hưu hằng tháng hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong 06 trường hợp sau:

- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đã chấm dứt tham gia bảo hiểm xã hội mà có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Ra nước ngoài để định cư;

+ Người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS;

+ Người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng;

- Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đã chấm dứt tham gia bảo hiểm xã hội mà có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS;

+ Người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng;

+ Người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn.

Minh Khuê (t/h)