Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Bài văn tả “người bố lao động trí óc” của bé tiểu học đầy chân thực, cái kết khiến cô giáo ngã ngửa

Đứa trẻ nói về bố với sự đầy tự hào, nhưng đọc hết bài văn ai cũng thấy lạ.

Viết văn tả bố mẹ, thường những “búp măng non” sẽ viết với dòng cảm xúc, suy nghĩ chân thật nên rất dễ chạm đến trái tim của người đọc. Mỗi lần nhắc về bố mẹ của mình, nhiều bé học sinh không khỏi xúc động và tự hào. Bài văn viết về bố “gây sốt” mạng xã hội một thời của nhóc tiểu học dưới đây cũng thế, nhưng điều khiến dân tình càng thích thú là cái kết cuối tác phẩm.

Nguyên văn bài làm của đứa trẻ như sau: “Em biết rất nhiều người làm việc trí óc nhưng trong đó em thích nhất là bố em. Bố em năm nay ba mươi lăm tuổi. Bố em làm nghề Thiết kế đồ họa. Hằng ngày, bố em thiết kế các hình cực đẹp. Với có đồng nghiệp của bố bảo không đẹp, nhưng bố em bảo không sao, mấy cái xấu thường được chọn trước.

Nhiều hôm, khi mọi người đã chìm vào giấc ngủ thì bố em vẫn còn ngồi làm trên bàn máy tính. Tuy công việc bận rộn, nhưng cuối tuần bố em vẫn đi chơi với em, rồi bố lại đi làm. Em rất tự hào về bố em nhưng lớn lên em làm việc khác".

Nhận được đề bài của cô giáo yêu cầu: "Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết", bé học sinh đã nhớ ngay đến người bố thân yêu của mình. Toàn bộ tác phẩm dài gần một trang giấy của nhóc tỳ đều dành những lời “có cách” cho bố, thể hiện rõ sự tự hào của đứa trẻ về bố. Tất cả đều là dòng cảm xúc chân thật nhất, nhưng đọc bài văn từ đầu đến gần cuối đang “cảm động”, thì câu kết của đứa trẻ khiến nhiều người “cảm lạnh”.

Cứ ngỡ với những lời khen ngợi về công việc lao động trí óc - thiết kế đồ hoạ của bố, bé học sinh sẽ lấy đó làm động lực và phấn đấu để sau này có thể “nối nghiệp” bố. Nào ngờ, nhóc tỳ khẳng định rằng tương lai lớn lên sẽ không làm công việc này. Tính thành thật, ngây thơ của đứa trẻ khiến ai nấy phải bật cười.

Không biết thực hư thế nào, nhưng phải công nhận bé học sinh có năng lực viết văn khá ổn, quan trọng là bố mẹ cần ghi nhận tài quan sát tốt của con. Bởi như đã nói ở trên, đây là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ có thể học tốt môn tiếng việt, đặc biệt là khi viết văn.

 

Làm thế nào để bố mẹ giúp con học tốt môn văn?

- Tạo môi trường học thuận lợi: Đảm bảo rằng con có một môi trường yên tĩnh và không bị xao lạc khi học văn. Tạo ra một góc học riêng cho con, có đủ ánh sáng và không khí trong lành.

- Khuyến khích việc đọc sách: Hãy tạo cho con thói quen đọc sách từ nhỏ. Cung cấp cho con những cuốn sách văn học phù hợp với độ tuổi và sở thích của trẻ. Đọc sách giúp mở rộng vốn từ vựng, cải thiện khả năng diễn đạt và phát triển trí tưởng tượng.

- Thực hành viết hàng ngày: Yêu cầu con viết ít nhất một đoạn văn hoặc một bài tập viết ngắn hàng ngày. Có thể là nhật ký, mô tả cảnh quan, hoặc viết về những trải nghiệm cá nhân. Thực hành viết thường xuyên giúp con cải thiện kỹ năng diễn đạt và tự tin hơn khi viết.

- Hướng dẫn phân tích và suy luận: Khi con đọc một bài văn, bố mẹ hãy thảo luận với con về nội dung, ý nghĩa và cấu trúc của bài văn. Hướng dẫn con phân tích các yếu tố như nhân vật, cốt truyện, tình huống và ý tưởng chính. Truyền đạt cho con kỹ năng suy luận, và phân tích giúp con hiểu sâu về văn bản cũng như cách xây dựng bài văn tốt.

- Sử dụng ví dụ và minh họa: Khi giải thích các khái niệm văn học cho con, bố mẹ hãy sử dụng ví dụ minh họa để giúp trẻ dễ hình dung và hiểu rõ hơn. Có thể sử dụng các truyện ngắn, câu chuyện hoặc phim để minh họa các khái niệm văn học một cách cụ thể và sinh động.

- Khuyến khích viết sáng tạo: Để con có hứng thú hơn với việc viết văn, hãy khuyến khích và kích thích sự sáng tạo. Bằng cách cho con tham gia viết truyện, thơ, hay những bài viết tự do theo sở thích của mình. Đây là cách tuyệt vời để phát triển trí tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ.

- Đọc và phản hồi các bài viết của con: Khi con hoàn thành một bài viết, bố mẹ hãy dành thời gian để đọc và phản hồi, góp ý để con chỉnh sửa. Khuyến khích trẻ chia sẻ suy nghĩ và ý kiến của mình. Quan trọng là bố mẹ hãy đánh giá tích cực và gợi ý cách cải thiện để con cảm thấy được động viên, hỗ trợ và từ đó tiếp tục cố gắng phát triển.

Kiều Trang/ Phụ nữ và Pháp luật