Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Bản năng, thao túng và chiếc bẫy “miễn phí”: Giải mã hành vi những người đàn ông sa bẫy “Hồng tỷ Nam Kinh"

Hơn 1.600 người đàn ông bị lừa quan hệ và quay lén bởi một gã đàn ông giả gái. Nhưng điều gây sốc hơn cả là: vì sao nhiều người không rút lui dù biết có điều bất thường? Vụ việc “Hồng tỷ Nam Kinh” phơi bày cách ham muốn, cảm xúc và sự thao túng có thể khiến lý trí bị bỏ lại phía sau.

Cú lừa thế kỷ mang tên “Hồng tỷ”

Cộng đồng mạng Trung Quốc và cả Việt Nam những ngày qua sục sôi trước vụ việc kỳ dị: Một người đàn ông giả gái, dụ dỗ hàng nghìn nam giới vào cuộc chơi tình ái rồi quay lén và phát tán clip. Không ai ngờ rằng sau lớp váy áo nữ tính và kiểu trang điểm đậm kia lại là một kẻ thao túng tàn nhẫn.

Nhân vật chính trong vụ việc là Jiao, 38 tuổi, thuê trọ tại thành phố Nam Kinh, Trung Quốc. Hắn tự dựng cho mình chân dung một phụ nữ từng ly hôn, sống cô đơn, thích “kết bạn tâm giao” – biệt danh “Hồng tỷ” cũng từ đó mà ra đời.

Cách tiếp cận của Jiao tưởng như vô hại: Hắn nhắn tin làm quen, mời gọi quan hệ tình dục không ràng buộc, không đòi hỏi vật chất ngoài vài món quà nho nhỏ như trái cây, sữa, dầu ăn hay giấy vệ sinh. Thứ “giá” tưởng chừng vô thưởng vô phạt đó lại chính là cánh cửa dẫn đến một vụ bê bối tình dục quy mô chưa từng có.

Từ phòng trọ đến mạng xã hội: Chiếc bẫy khép kín

Sau khi các cuộc “giao lưu thân mật” diễn ra, Jiao lặng lẽ phát tán clip quay lén lên mạng xã hội. Chỉ đến khi cảnh sát quận Giang Ninh nhận được đơn tố giác, mọi chuyện mới vỡ lở. Ngày 6/7, Jiao bị bắt giữ và đối diện cáo buộc phát tán văn hóa phẩm đồi trụy.

Đáng chú ý, trong số 1.691 nạn nhân được xác nhận, có cả sinh viên đại học, nhân viên văn phòng, huấn luyện viên thể hình, thậm chí người nước ngoài. Nhiều người từng nghi ngờ giới tính thật của “Hồng tỷ” – nhưng vẫn lựa chọn ở lại.

hong-ty-2-1752049362.PNG

Các clip quay lén bị phát tán trên mạng xã hội. (Ảnh: Mirrormedia)

Tại sao họ không rút lui?

Dư luận bàng hoàng đặt ra câu hỏi: Phải chăng sự nhẹ dạ, bản năng và cả ham muốn đã làm lu mờ lý trí?

Các chuyên gia tâm lý lý giải hiện tượng này bằng ba tầng lý do:

1. Cái bẫy “miễn phí”:

Không tiền trao tay, không trao đổi dịch vụ – điều đó khiến cuộc gặp gỡ trở nên “vô hại”. Nhiều người bị hấp dẫn bởi sự dễ dãi, nghĩ rằng chỉ cần bỏ ra một hộp sữa là có được “trải nghiệm không mất gì”. Nhưng cái giá họ phải trả sau đó lại không ai lường được.

2. Thao túng cảm xúc:

Jiao không hề lảng tránh nghi vấn. Khi bị chất vấn về giới tính, hắn thường phản ứng bằng sự giận dữ, tạo ra một áp lực cảm xúc khiến đối phương rơi vào thế bị động. Trong tình huống đó, cảm giác khó xử, xấu hổ, hoặc đơn giản là ngại “rút lui giữa chừng” khiến nhiều người tiếp tục ở lại.

3. Bản năng lấn át lý trí:

Ngay cả khi trực giác mách bảo “có gì đó sai sai”, thì sự tò mò, ham muốn thể xác và sự ngụy biện “đã đến đây rồi thì cứ thử xem sao” khiến lý trí nhường chỗ cho bản năng.

hong-ty-1752049362.PNG

Khi đến nhà chơi, những người đàn ông này phải mang quà cho Hồng tỷ.

Kẻ thao túng – Người kiểm soát cuộc chơi

Jiao không chỉ là kẻ lừa tình, mà còn là một bậc thầy điều khiển tâm lý. Hắn đảo ngược hoàn toàn vị thế giới tính, xóa mờ ranh giới giữa người chủ động và người bị động. Trong xã hội nơi đàn ông thường là phía đi tìm kiếm, ở đây họ lại là nạn nhân, không phải của một người phụ nữ thật, mà là ảo ảnh do một người đàn ông dựng nên.

Jiao không cần tiền, không cần danh vọng. Thứ hắn tạo ra là một “sân chơi ngầm” nơi hắn kiểm soát mọi thứ: từ tâm lý, hành vi đến hình ảnh của đối phương.

Hậu quả của “cuộc đi săn ngược” này vô cùng nặng nề. Clip bị phát tán đồng nghĩa với việc danh tính nhiều người bị bại lộ. Một số đã bị người thân phát hiện, mạng xã hội cá nhân bị đào xới, bạn bè xa lánh. Không ít người rơi vào khủng hoảng tâm lý, có nguy cơ mất việc, đổ vỡ hôn nhân, hoặc tệ hơn là sống trong mặc cảm suốt quãng đời còn lại.

Chỉ vì một hộp sữa, một túi trái cây, một cuộc gặp gỡ “miễn phí”, họ trở thành nạn nhân trong trò đùa tàn nhẫn nhất của thời đại số.

Vụ việc “Hồng tỷ Nam Kinh” nghe như một tiểu thuyết hư cấu hoặc một màn hài kịch đen thời hiện đại nhưng lại là sự thật. Nó cho thấy rằng, đôi khi, thứ dễ dãi nhất, rẻ mạt nhất lại là chiếc bẫy nguy hiểm nhất. Và trong thế giới nơi những trải nghiệm được rao bán khắp nơi, cái giá phải trả cho một lần “trải nghiệm miễn phí” có thể là cả danh dự, sự nghiệp và đời người.

Hạ Vy (Nguồn: Kbizoom)