Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Bé trai 2 tháng tuổi nhập viện vì bà nội bắt nằm ngửa ngủ, bác sĩ tức giận: Quá muộn rồi!

Vì sợ ngoại hình cháu trở nên xấu đi, bà nội đã mắc sai lầm lớn.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến ngoại hình của trẻ là tư thế. Tư thế đi, đứng, ngồi, ngủ đúng sẽ giúp cải thiện ngoại hình trẻ trở nên cân đối và đẹp hơn, ngược lại nếu tư thế sai thì sẽ dẫn đến nhiều tác động tiêu cực. Cũng chính vì hiểu rõ điều này nên trong quá trình chăm sóc con, ông bà bố mẹ rất chú tâm điều chỉnh tư thế cho bé. Dẫu vậy, đôi khi họ vẫn không tránh được những sai lầm dẫn đến hậu quả khiến họ phải hối hận.

Đơn cử như trường hợp gần đây khiến mạng xã hội xứ Trung xôn xao. Cụ thể theo Sohu đưa tin, một em bé 2 tháng tuổi được mẹ bế đi ngủ, bà nội của đứa trẻ nhất quyết bắt người mẹ phải để cháu nằm ngửa vì bà cho rằng nằm ngửa sẽ khiến đầu đứa trẻ trở nên phẳng hơn. 

Tuy nhiên, người mẹ không ngờ rằng do nằm ngửa nên con trai mình đã bị sặc sữa sau khi bú mẹ xong. Vì không được cứu chữa kịp thời nên cuối cùng đứa trẻ đã ra đi mãi mãi. Khi đưa bé đến bệnh viện, bác sĩ nắm được tình hình liền tức giận mắng bà nội vì đã làm chuyện rất sai lầm để rồi dẫn đến hậu quả đau lòng thế này. 

Qua tình huống trên, bác sĩ cũng nhắc nhở các bậc phụ huynh đừng bao giờ để trẻ ngủ nằm ngửa trong thời gian dài, đặc biệt là khi con vừa bú xong, vì có thể gây ra 5 mối nguy hiểm lớn cho trẻ.

- Dẫn đến gia tăng hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Có nghiên cứu phát hiện rằng nếu trẻ sơ sinh ngủ nằm ngửa, trẻ rất dễ bị sặc sữa sau khi bú xong.

- Làm cho ngoại hình mất cân đối

Một trong số các mối nguy là hình dạng đầu của trẻ sẽ không cân xứng. Tư thế nằm ngửa trong thời gian dài sẽ khiến đầu trẻ bị dẹp hơn.

Tỷ lệ các đặc điểm trên khuôn mặt của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng, vì đầu dẹp sẽ gây áp lực lên hốc mắt, khiến nhãn cầu hơi lồi ra, làm tăng nguy cơ lác mắt ở trẻ em và trẻ cũng dễ bị hô hơn.

- Ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ

Hình dạng đầu của trẻ trở nên bẹt hơn, sẽ dễ khiến trẻ khó đội mũ. Hơn nữa, trẻ em đầu bẹt khi ra ngoài có thể bị người khác cười nhạo, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và lòng tự trọng của bé.

- Ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ 

Một bài báo đăng trên tạp chí Pediatrics cho biết, một cuộc khảo sát đối với 500 trẻ sơ sinh bị đầu dẹt cho thấy 97% số trẻ này bị chậm phát triển ngôn ngữ khi được 2 tuổi, cao hơn 4,2% so với bình thường.

- Ảnh hưởng đến xương và cơ 

30% trẻ em bị đầu dẹt sẽ có cơ ức đòn chũm quá căng, khiến đầu trẻ bị nghiêng và hạn chế chuyển động cổ, đồng thời cũng có thể khiến thóp của trẻ đóng lại sớm.

 

Bố mẹ cần lưu ý 7 điểm này khi con ngủ:

- Bé nên thường xuyên thay đổi tư thế khi ngủ

Bé có thể nằm thẳng và chuyển đổi giữa bên trái và bên phải. Đôi khi trẻ ngủ bên trái mẹ, đôi khi trẻ ngủ bên phải mẹ. Bằng cách này, hình dạng đầu của trẻ sẽ cân đối, ngoại hình đẹp hơn, xương và cơ cũng sẽ khỏe mạnh hơn.

- Không nên cho trẻ ngủ trên gối quá sớm

Chuyên gia khuyến cáo rằng không nên cho trẻ ngủ với gối trước khi trẻ được 1 tuổi, vì việc này có thể khiến trẻ khó chịu khi ngủ và không có lợi cho việc hô hấp. Ngoài ra, nếu trẻ ngủ sấp, trẻ còn có nguy cơ bị ngạt thở. Bố mẹ nên cân nhắc dần việc cho trẻ dùng gối sau khi trẻ được một tuổi.

- Giường của con phải an toàn

Bố mẹ không nên để đồ chơi nhồi bông, gối ôm hoặc chăn mềnh có kích thích lớn trên giường trẻ, để tránh tình huống con bị đè hoặc quấn chặt gây khó thở.

- Hiểu thói quen ngủ của con

Khi nào trẻ nên đi ngủ? Mỗi ngày con nên ngủ bao nhiêu tiếng? Là cha mẹ, mỗi người cần phải quan sát thật cẩn thận thói quen của con. Theo đó, trẻ em cần ngủ từ 14 đến 17 giờ mỗi ngày trước khi được 3 tháng tuổi. Khi trẻ được 4 đến 6 tháng tuổi, trẻ cần ngủ từ 12 đến 16 tiếng mỗi ngày. Khi trẻ được 6 tháng đến 1 tuổi, trẻ cần ngủ từ 12 đến 15 giờ mỗi ngày. Thế nên, bố mẹ cần đảm bảo con được ngủ đủ giấc mỗi ngày.

- Sử dụng núm vú giả khi cần thiết

Nhiều trẻ em có thể cảm thấy lo lắng khi đi ngủ. Lúc này, núm vú giả có thể làm giảm sự lo lắng của trẻ. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng núm vú giả có thể làm giảm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Trẻ em được khuyến cáo nên ngừng sử dụng núm vú giả và bỏ núm vú giả khi được 6 tháng tuổi, răng bắt đầu mọc.

- Tránh hiểu lầm khi dỗ trẻ ngủ

Việc ru con ngủ quá mạnh hoặc để đứa trẻ ngủ trong khi bú đều là những hiểu lầm mà người mẹ cần khắc phục, và tuyệt đối đừng mắc phải để bào vệ an toàn cho con.

- Đảm bảo môi trường ngủ tốt

Người lớn không nên hút thuốc trong phòng trẻ ngủ và bố mẹ cũng đừng để phòng con quá ẩm, quá khô hoặc quá ồn. Hãy để trẻ ngủ trong một môi trường thoải mái, điều này sẽ giúp ích cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Kiều Trang/PNPL