Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Cháu về quê nghỉ hè sau kỳ thi tốt nghiệp, tình cờ thấy cảnh ông bà nội trong bếp, đứa trẻ thất thần bỏ đi

Nghe cuộc nói chuyện của ông bà, cháu gái ngỡ ngàng.

Trong gia đình, ngoài bố mẹ thì người có mối quan hệ gần gũi và được bọn trẻ yêu quý là ông bà. Không có gì ngạc nhiên, khi đó là lý do mà nhiều người thường thấy, mỗi khi bố mẹ bận rộn thì ông bà chính là người được nhờ vả để chăm cháu.

Với gia đình tôi, cả con gái lớn và con trai nhỏ đều thân thiết với ông bà nội ngoại hai bên. Thỉnh thoảng khi có dịp rảnh rỗi, tụi nhỏ đều đòi bố mẹ đưa về quê thăm ông bà. Mọi năm, đầu hè là tôi đã sắp xếp cho các con về ở chơi với ông bà, nhưng vì con gái lớn bước vào cuối cấp nên đứa trẻ phải tập trung ôn thi.

Ảnh minh hoạ

Vừa qua, sau khi hoàn thành xong kỳ thi tốt nghiệp đại học, tôi đã mua vé cho 2 con về quê ngay. Chuyến về quê lần này với ông bà có chút đặc biệt, vì không chỉ có tụi nhỏ mà còn có cả mấy đứa con nhà anh chị hai.

Anh chị cũng có cậu con trai nhỏ bằng tuổi với con gái lớn của tôi. Chúng nó đều vừa trải qua kỳ thi quan trọng nhất cuộc đời. Tôi cứ ngỡ, kỳ nghỉ hè này của các con sẽ rất vui và đáng nhớ. Thế nhưng, tôi đã thực sự hoảng sợ khi nhận được cuộc gọi của anh rể ngay vào ngày thứ 2 tụi nhỏ về quê, thông báo rằng con gái tôi đã bỏ đi đâu cả ngày nay không thấy về dù cả nhà đã tìm khắp nơi.

Ngay lập tức tôi đã bỏ công việc ở thành phố, mua vé về quê. Rất may khi cách nhà không còn bao xa, tôi hay tin con gái đã trở về. Hỏi ra mới biết, con chỉ đi dạo ở đâu đó thôi. Tuy nhiên, là một người mẹ, dĩ nhiên tôi hoàn toàn hiểu rõ con mình. Và chắc chắn hành động kỳ lạ thế này, không tự nhiên xảy ra, phải có lý do gì đấy.

Tối đó, tôi đã vào phòng con và trò chuyện với đứa trẻ. Sau nửa tiếng an ủi và vỗ về con, cuối cùng đứa trẻ cũng chịu nói sự thật cho mẹ nó biết. Hoá ra, con cảm thấy buồn rầu, hổ thẹn và tủi thân vì nghe được đoạn nói chuyện của ông bà nội trong bếp vào trưa nay.

Ông bà so sánh con với anh họ (con trai của anh chị hai), cụ thể là so sánh về kết quả trong lần thi cử tốt nghiệp vừa rồi. Vì cháu trai có thành tích tốt hơn nên ông bà đã khen hết lời, thậm chí còn “thiên vị” phần ăn trưa dành cho cháu. Lời nói của bố mẹ chồng, đã vô tình khiến con gái tôi bị tổn thương. Đứa trẻ tủi thân khi biết ông bà nội đối xử với anh họ “tốt” hơn mình. Đó là lý do con đã bỏ ra khỏi nhà từ trưa cho đến nay.

 

Ảnh minh hoạ

Nghe con giãi bày mọi sự, tôi vừa buồn vừa thương. Tôi biết bố mẹ chồng không ác ý, nhưng thực sự ông bà khá kém tinh tế trong hoàn cảnh này. Mặc dù tôi đã cố gắng xoa dịu con, tuy nhiên tôi biết đứa trẻ sẽ vì lời nói của ông bà mà nhớ mãi, thậm chí còn “tự trách” bản thân. 

Có lẽ, tôi cần nói chuyện này cho bố mẹ chồng biết, để ông bà rút kinh nghiệm và chú ý hơn vào những lần sau. Tôi đã hứa với con sẽ không nói ra, nhưng tôi nghĩ tôi phải làm vậy để mối quan hệ gia đình không xuất hiện bất kỳ “vết nứt” nào trong tương lai.

Tâm sự từ độc giả luugiang…@gmail.com

Sự thiên vị trong gia đình không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của những đứa trẻ, mà còn có thể tạo ra những rạn nứt trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Khi ông bà thể hiện sự ưu ái rõ rệt đối với một hoặc một vài cháu, điều này thường khiến những đứa trẻ khác cảm thấy bị bỏ rơi và thiếu công bằng.

Hình ảnh ông bà thường gắn liền với tình yêu thương và sự chăm sóc. Tuy nhiên, khi sự yêu thương ấy trở thành sự thiên vị, nó có thể tạo ra cảm giác bất mãn và ghen tị giữa các cháu. Chẳng hạn, nếu bà dành nhiều thời gian và quà cáp cho đứa cháu lớn mà quên đi sự hiện diện của đứa cháu nhỏ hơn, đứa trẻ sẽ dễ dàng cảm thấy mình không được yêu thương. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ mà còn tác động đến cách mà trẻ nhìn nhận về giá trị của bản thân mình.

Sự thiên vị cũng có thể dẫn đến những cuộc tranh cãi không đáng có trong gia đình. Khi các cháu nhận thấy sự đối xử không công bằng, họ có thể cảm thấy cần phải lên tiếng, và điều này có thể gây ra những xung đột giữa các thế hệ. Ông bà có thể không nhận ra rằng hành động nhỏ của mình, như việc chọn một cháu để đi chơi hay mua quà, có thể tạo ra một ảnh hưởng lớn đến tâm lý và tình cảm của các cháu khác.

Hơn nữa, việc thiên vị cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa các cháu. Những đứa trẻ có thể trở nên cạnh tranh và ganh ghét nhau, thay vì xây dựng tình bạn và tình thân thiết. Điều này có thể dẫn đến sự xa cách và thiếu kết nối trong gia đình, điều mà mọi ông bà đều mong muốn tránh khỏi.

Vì vậy, để duy trì sự hòa hợp trong gia đình, ông bà cần nhận thức rõ về cách mình đối xử với các cháu. Việc tạo ra một môi trường công bằng và yêu thương cho tất cả mọi người là điều cần thiết. Sự công bằng không chỉ mang lại hòa khí trong gia đình mà còn giúp các cháu phát triển một cách toàn diện, với lòng tự trọng và sự tự tin. Chỉ khi mọi thành viên trong gia đình cảm thấy được yêu thương và tôn trọng, gia đình mới có thể thực sự trở thành một nơi ấm áp và hạnh phúc.

Trang Tri/ PNPL