Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Chọn thi đánh giá năng lực hay tư duy để tăng cơ hội trúng tuyển?

Dù có đa dạng các kỳ thi riêng cho thí sinh lựa chọn, tuy nhiên các em cần có phương án thi phù hợp, ôn thi hợp lý để có được kết quả tốt nhất.

Với việc tổ chức nhiều đợt thi, được bảo lưu kết quả trong thời gian dài, với kho câu hỏi phù hợp với thực tế bước kỳ tuyển sinh năm 2024, ghi nhận tăng lên về số lượng đăng ký cũng như số các trường lấy kết quả các thì kỳ riêng làm phương án xét tuyển đại học.

Nổi bật trong số đó, là 2 kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Bách khoa và Đánh giá tư duy của Đại học Quốc gia Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều thí sinh và phụ huynh vẫn còn nhiều băn khoăn về sự khác biệt cũng như lựa chọn kỳ thi phù hợp với năng lực và điều kiện của gia đình của các kỳ thi này.

Theo đó, Kỳ thi Đánh giá tư duy đến nay có khoảng 36 trường đại học trên cả nước lựa chọn làm phương thức tuyển sinh. Thông qua bài thi sẽ làm tiêu chí đánh giá và tuyển chọn sinh viên có đủ kiến thức, tư duy vào trường.

Bài thi gồm ba phần thi: tư duy toán học (60 phút), tư duy đọc hiểu (30 phút) và tư duy khoa học/giải quyết vấn đề (60 phút). Đây là ba phần thi độc lập, câu hỏi thi sẽ tập trung vào đánh giá năng lực tư duy của thí sinh trong mỗi phần thi, không đi vào kiểm tra kiến thức của môn học nào.

Bài thi đánh giá tư duy được thiết kế với 3 mức độ đánh giá tư duy như tư duy tái hiện, tư duy suy luận và tư duy bậc cao

Với định hướng đánh giá tư duy của học sinh, đem lại sự thành công cho người học ở bậc đại học, trong bài thi đánh giá tư duy ba năng lực tư duy đã được xác định gồm tư duy Toán học, tư duy đọc hiểu và tư duy khoa học/giải quyết vấn đề.

Bài thi Đánh giá năng lực học sinh THPT làm trên máy tính, thời gian từ 195 - 199 phút gồm 3 phần với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan (lựa chọn đáp án) và câu hỏi điền đáp án về các lĩnh vực Toán học (50 câu hỏi, 75 phút), Văn học - Ngôn ngữ (50 câu hỏi, 60 phút), Khoa học tự nhiên – xã hội (50 câu hỏi, 60 phút). Phần 1 và phần 3 sẽ có thêm 1-3 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm.

Thông qua nội dung kiến thức thuộc chương trình giáo dục phổ thông, bài thi đánh giá 3 nhóm năng lực chính là: năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ tiếng Việt, lập luận, tư duy logic, tính toán, xử lý dữ liệu và năng lực tìm hiểu, khám phá và ứng dụng khoa học (Tự nhiên - Xã hội).

Cấu trúc bài thi dần ổn định qua các năm 

Về những điểm mới của bài thi Đánh giá năng lực, trao đổi với Người Đưa Tin, PGS.TS Vũ Duy Hải – Trưởng ban Tuyển sinh – Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “Sau thời gian chuẩn bị, từ năm 2023, nội dung và hình thức thi ĐGTD sẽ giữ ổn định trong các năm tới. Bài thi với 3 phần độc lập, câu hỏi thi sẽ tập trung vào đánh giá năng lực tư duy của thí sinh trong mỗi phần thi, không đi vào kiểm tra kiến thức của môn học nào”.

Giáo dục - Chọn thi đánh giá năng lực hay tư duy để tăng cơ hội trúng tuyển?
PGS.TS Vũ Duy Hải – Trưởng ban Tuyển sinh – Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Ông Hải cũng thông tin Đại học Bách khoa Hà Nội tiếp tục áp dụng công nghệ check-in tự động theo thẻ CCCD có tích hợp với hệ thống quản lý dữ liệu cá nhân trên Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư để định danh thí sinh đến dự thi nhằm chống triệt để việc thi hộ và gian lận trong thi cử.

Ngoài ra, vì kết quả thi sẽ có giá trị trong 2 năm để phục vụ cho công tác tuyển sinh đại học. “Do vậy, các em học sinh từ lớp 11 đều đã có thể tham dự bài thi. Nếu kết quả thi tốt, các em có thể sử dụng để xét tuyển đại học cho năm học sau.

Tuy nhiên, các em cũng có thể đăng ký dự thi sớm hơn để trải nghiệm bài thi, tự đánh giá năng lực tuy duy của mình theo từng phần thi để có kế hoạch cải thiện phù hợp”, ông Vũ Duy Hải đưa ra lời khuyên cho thí sinh.

Căn cứ vào 2 yếu tố để lựa chọn tham gia kỳ thi nào

Đưa ra lời khuyên cho các em để lựa chọn tham gia kỳ thi nào phù hợp với bản thân, TS Lê Anh Tuấn - Giảng viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết: “Để lựa chọn tham gia kỳ thi nào các em cần căn cứ vào 2 yếu tố đó là lực học của bản thân và nguyện vọng trường đại học - ngành học mà mình sẽ lựa chọn học”.

Theo đó, với yếu tố lực học, cũng là yếu tố hàng đầu để các em quyết định lựa chọn kỳ thi đánh giá năng lực hay đánh giá tư duy.

“Với những học sinh có mức độ tư duy chưa quá nhanh nhạy, kiến thức tổng hợp chưa nhiều thì nên  lựa chọn kỳ thi đánh giá năng lực. Kỳ thi đánh giá năng lực các kiến thức dùng để thi khá tương đồng và gần gũi với nội dung thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT nên các em không quá vất vả trong việc ôn thi thêm kỳ thi riêng này”, ông Tuấn chia sẻ.

Với những học sinh có tư duy nhanh, kỹ năng giải quyết vấn đề mới lạ tốt thì phù hợp hơn với kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa, bởi kỳ thi đánh giá tư duy có nội dung và cách hỏi tương đối mới lạ so với các kỳ thi truyển thống, nếu học sinh không được ôn luyện nhiều về mặt tư duy thì sẽ khó khăn khi làm đề thi.

Cũng theo ông Lê Anh Tuấn với yếu tố trường đại học - ngành học mà thí sinh sẽ lựa chọn mong muốn vào học, thí sinh cần tìm hiểu xem trường mình định học sẽ tuyển sinh theo phương án nào, nếu có tuyển sinh theo kết quả thi riêng của trường đại học khác thì đó là thi đánh giá năng lực hay đánh giá tư duy. Từ đó các em có thế lựa chọn kỳ thi phù hợp.

Ngoài ra, theo chuyên gia trước việc có nhiều đợt thi, thí sinh cần phương án đăng ký thi như thế nào cho phù hợp.        

“Các em nên tham gia nhiều kỳ thi và đợt thi, vì mỗi kỳ thi tham gia thì sẽ giúp các em tăng cơ hội vào các trường đại học hơn.

Tuy nhiên, với tính chất khác biệt của cấu trúc đề thi của 2 kỳ thi đánh giá năng lực và đánh gia tư duy, những em có lực học mức độ trung bình và khá thì chỉ nên đăng ký 1 kỳ thi riêng, bởi việc đăng ký quá nhiều kỳ thi sẽ khiến các em không có thời gian ôn thi và dẫn đến kỳ thi nào kết quả cũng không tốt, TS Lê Anh Tuấn bày tỏ.

Đặc biệt, ông Tuấn lưu ý dù lựa chọn tham gia kỳ thi nào thì các em cũng phải xác định, các em đã đăng ký thi thì phải có kế hoạch ôn tập chu đáo cho kỳ thi đó, nếu không thể ôn tập được thì không nên tham gia thi, vì kết quả thi thấp sẽ ảnh hưởng đến tâm lý các em khi tham dự kỳ thi khác.

Năm 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức dự kiến 6 đợt thi và phục vụ cho 84 nghìn lượt đăng ký. Đợt thi cuối cùng diễn ra vào ngày 1 và 2/6/2024 tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương.

Ngày 18/2, ĐH Quốc gia Hà Nội đã chính thức mở cổng đăng kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 của năm 2024. Đợt đăng ký này sẽ dành cho những thí sinh muốn dự kỳ thi này trong khoảng thời gian 23/4 và 24/3.

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến đáp ứng tổ chức thi cho 8.000 thí sinh đợt này, tại 3 địa điểm gồm Hà Nội, Nam Định và Thái Bình.

Nguyễn Hoa Trà/Người Đưa Tin