Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Clip: Ẩu đả sau khi tạt đầu ô tô, hai tài xế bắt tay nhau tại đồn cảnh sát

 Tại cơ quan công an, 2 bên đã xác nhận nội dung vụ việc, tự nguyện thỏa thuận hòa giải.
nguoi-dan-ong-tat-canh-o-to-va-cau-chuyen-gay-tranh-cai-1737364737.mp4

Thời gian gần đây, các hành vi thiếu văn hóa, hoặc sử dụng bạo lực trên đường phố do va chạm giao thông, hoặc các mâu thuẫn khác xảy ra khá thường xuyên, từ việc chửi bới, xúc phạm lẫn nhau cho đến việc "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay", giải quyết mâu thuẫn bằng nắm đấm hoặc đập phá phương tiện diễn ra khá thường xuyên.

Mới đây nhất, sự việc xảy ra tại Huế cũng khiến dư luận bức xúc. Cụ thể, khoảng 13 giờ 56 phút ngày 18/1, trước số nhà 150 Lê Duẩn, phường Thuận Hòa, quận Phú Xuân, anh N.C.T (SN 1976; trú tại phường Trường An, quận Thuận Hóa, TP Huế) điều khiển ô tô mang BKS 75A-289.08, trên xe chở anh N.X.T (SN 1994; trú tại Phú Thượng, quận Thuận Hóa) di chuyển từ đường Điện Biên Phủ qua cầu Dã Viên.

Khi vào đường Lê Duẩn, anh N.C.T ra tín hiệu đèn xin vượt xe ô tô mang BKS 75A-074.60 do anh H.V.N (SN 1995, trú tại Quảng Vinh, Quảng Điền) điều khiển. 

Tiếp đó, anh N.C.T điều khiển xe vượt lên bên phải, tạt đầu và đứng trước xe anh H.V.N trước số nhà 150 Lê Duẩn, phường Thuận Hòa. Do không làm chủ được tình huống, anh N.C.T xuống xe và có hành vi đánh anh H.V.N.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Công an quận Phú Xuân, TP. Huế, tỉnh Thừa thiên - Huế đã mời cả hai người đàn ông này về trụ sở làm việc.

 Tại cơ quan công an, 2 bên đã xác nhận nội dung vụ việc, tự nguyện thỏa thuận hòa giải.

tat-dau-xe-1737365094.png

Tại công an, người đàn ông N.C.T. điều khiển xe BKS 75A-289.08 đã bắt tay với người tài xế bị mình đánh bạt tai. Ảnh: CACC.

Dưới góc độ pháp luật, luật sư Nguyễn Đức Hùng, Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiện Duyên - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội chia sẻ trên VOV.vn, việc giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực luôn tiềm ẩn nguy cơ rất lớn, xâm hại đến tinh thần, tài sản, sức khỏe và tính mạng của người khác, gây mất trật tự, an toàn giao thông, ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, tạo tâm lý bất an và bức xúc trong dư luận xã hội.

Và những người thực hiện các hành vi bạo lực sẽ phải chịu các chế tài nghiêm khắc của pháp luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội "Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác" (Điều 134), "Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" (Điều 178) và "Tội gây rồi trật tự công cộng" (Điều 318) của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Do đó, ông Hùng cho rằng, để hạn chế các vụ việc này, trước hết, các cơ quan chức năng cần kiên quyết xử lý thật nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm, đặc biệt là các vụ việc có tính chất côn đồ, manh động, coi thường pháp luật, để tăng cường tính răn đe, phòng ngừa vi phạm. Đồng thời, các cơ quan hữu quan và đoàn thể, các nhà trường, cơ quan truyền thông báo chí cũng cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục các cách ứng xử có văn hóa, văn minh và đúng quy định của pháp luật khi xảy ra va chạm giao thông hoặc các mâu thuẫn trên đường phố và các nơi công cộng khác, để góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật của người dân.

Tùy Nghi (t/h)