Con gái tôi, cháu học lớp 6 rồi nhưng khoảng thời gian gần đây lại hay đi tiểu ra giường không kiểm soát. Mỗi sáng dậy cháu mới phát hiện ra việc đi tiểu ra giường, có phần e ngại nên giấu bố mẹ.
Mất 2-3 ngày đầu tiên, con đã tự dậy sớm, mang ga giường đi giặt để không bị ai biết chuyện. Nhưng may sao tôi phát hiện ra thì con thành thật kể hết mọi chuyện.
Con kể mỗi tối, khi buồn đi vệ sinh thì có dậy để ra nhà vệ sinh ngoài phòng khách. Tuy nhiên nhà vệ sinh mỗi tối đều khóa kín ở phía trong như thể có ai ở trong đó.
- Con gõ cửa, thậm chí là gọi to nhưng người phía trong đều không mở. Chính vì thế con mới phải tè dầm ra giường.
Ảnh minh họa
Nghe con nói tôi lại lấy làm lạ vì nhà tôi chỉ có 2 vợ chồng và con gái. Trong phòng hai vợ chồng có nhà vệ sinh nên không thể nào chồng tôi lại ra phòng ngoài để đi vệ sinh được. Bên cạnh đó, trong nhà không hề có sự xáo trộn nào cho thấy có người lạ tấn công vào nhà giữa đêm.
Thế nhưng con gái một mực khẳng định, đêm nào cũng tỉnh dậy để đi vệ sinh nhưng vì bị khóa kín cửa từ phía trong, không thể vào được nên con mới đi tiểu ra giường.
Chuyện này xảy ra suốt 1 tuần liền và con kể cùng một nguyên do. Chính vì thế tôi quyết định lắp camera để tìm hiểu rõ thực hư có người lạ vào nhà mình hay không và điều con nói thực ra là như thế nào.
Kết quả thật ngạc nhiên là sau 2 ngày tôi quan sát qua camera đều phát hiện không có người lạ nào xuất hiện ở nhà vệ sinh giữa đêm khuya, thậm chí cửa nhà vệ sinh luôn được mở suốt đêm.
Ảnh minh họa
Bất ngờ hơn là ở con gái tôi, bé cũng không hề ra khỏi phòng mình đi vệ sinh như lời kể. Dù đã đưa cho con gái xem camera giám sát nhưng con vẫn một mực khẳng định, đêm nào bé cũng dậy ra nhà vệ sinh.
Vậy nên, sau một đêm ngủ cùng con gái, tôi đã hiểu rõ mọi chuyện.
Hóa ra tất cả chỉ đến trong giấc mơ của con. Đêm nào con cũng bật dậy, bước xuống giường như thể muốn đi vệ sinh nhưng bé lại không hề ra ngoài mà quay lại giường nằm và đi vệ sinh ngay trên giường. Một đêm chứng kiến hành động của con mà tôi vừa thường vừa buồn cười.
Có lẽ con cũng đã bị mộng du, nghĩ rằng mình đi ra nhà vệ sinh nhưng không mở được cửa nên đã đi tiểu luôn tại chỗ. Kết quả là mới như hiện tại, đêm nào cũng ướt giường.
Ảnh minh họa
Tôi đang băn khoăn chưa biết tìm hướng giải quyết cho con như thế nào và lo lắng, không biết tình trạng con bị mộng du có ảnh hưởng gì không?
Tâm sự từ độc giả minhan...
Mộng du chỉ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến.
Giấc ngủ của con người là sản phẩm của quá trình lan truyền sự ức chế ở vỏ não. Trong quá trình ức chế, luôn có một số tế bào thần kinh luôn ở trạng thái kích thích. Khi các tế bào thần kinh điều khiển chuyển động cơ bị kích thích, chúng sẽ vô thức thúc đẩy cơ thể di chuyển và thực hiện một số hành động quen thuộc như ngồi dậy, di chuyển, nhặt đồ..., dẫn đến tình trạng mộng du.
Nguyên nhân gây ra chứng mộng du vẫn đang được nghiên cứu và hiện nay người ta biết những yếu tố sau đây có thể gây ra chứng mộng du.
1. Di truyền
Người ta thường tin rằng mộng du là một hiện tượng di truyền đã biết, gần với sự di truyền nhiễm sắc thể trội. Nếu một trong hai cha mẹ bị mộng du, đứa trẻ có 45% khả năng bị mộng du; nếu cả cha và mẹ đều mộng du thì khả năng này là 60%.
Tuy nhiên, loại mộng du có xác suất cao này chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 12 tuổi. Khả năng mắc chứng mộng du ở người trưởng thành sẽ giảm đi rất nhiều, điều này có thể liên quan đến sự chưa trưởng thành của hệ thần kinh khi còn nhỏ.
2. Trạng thái ngủ
Ngủ không đủ giấc và không đều đặn, căng thẳng tinh thần cao, dùng thuốc an thần và thuốc ngủ có thể dễ dàng gây ra chứng mộng du. Tuy nhiên, đối với trẻ em, những lý do phổ biến hơn là quá mệt mỏi vào ban ngày, xem những chương trình không phù hợp, nghe những chuyện kinh dị, cãi vã trước khi ngủ, ăn quá no và gối đầu quá cao hoặc quá thấp.
Sự kích thích nhận được trước khi đi ngủ không thể được xoa dịu ngay và cảm xúc thường kéo dài trong suốt quá trình ngủ.
3. Một số bệnh
Mộng du cũng có thể liên quan đến một số bệnh như sốt, động kinh, giun sán,... Nếu mộng du xảy ra thường xuyên, có thể trẻ đang gặp vấn đề về thể chất và cần đi khám bác sĩ.
Có nên đánh thức khi con mộng du?
“Đánh thức người đang mộng du sẽ gây ra chấn thương tinh thần nghiêm trọng cho họ và thậm chí có thể khiến họ sợ đến mức phát bệnh.” - Câu nói này được lan truyền rộng rãi và nhiều bậc cha mẹ cảm thấy bất lực khi phát hiện con mình bị mộng du. Vậy, việc đánh thức trẻ có thực sự nguy hiểm không?
Trên thực tế, sẽ rất nguy hiểm nếu không đánh thức trẻ. Theo Hội đồng Giấc ngủ Quốc gia, việc đánh thức người mộng du có thể khiến họ sợ hãi tạm thời, nhưng không đánh thức sẽ khiến họ tiếp xúc với những yếu tố nguy hiểm hơn, chẳng hạn như khung cửa, sản phẩm bằng kính, cầu thang,... Nếu trẻ đi tới cầu thang, cửa sổ khi đang mộng du, hậu quả có thể rất nghiêm trọng.
Khi đánh thức trẻ bị mộng du, mẹ nên nhẹ nhàng nhất có thể, chẳng hạn như gọi khẽ hoặc lắc nhẹ. Một số trẻ vừa mới thức dậy có thể tỏ ra bối rối và sợ hãi, không biết tại sao mình lại ở trong bóng tối. Lúc này, cha mẹ phải kiên nhẫn và an ủi trẻ. Nếu mẹ không thể đánh thức bé dậy, bạn có thể nắm tay và ngồi im lặng bên cạnh con, đợi bé tự thức dậy, thường mất khoảng 30 phút, sau đó bé có thể tiếp tục ngủ.
Cách giúp con giảm bớt mộng du
(1) Đảm bảo con có lịch sinh hoạt đều đặn và đi ngủ đúng giờ, đồng thời tạo không gian ngủ ấm áp. Ví dụ, hãy bật đèn ngủ cho con, cho con uống một cốc sữa hoặc nói lời chúc ngủ ngon với nhau trước khi đi ngủ.
(2) Trước khi đi ngủ, không nên đọc truyện ma bí ẩn cho trẻ nghe hoặc xem chương trình truyền hình không phù hợp. Thay vào đó, hãy thử đọc một câu chuyện ngắn nhẹ nhàng, tình cảm.
(3) Trước khi đi ngủ, không la mắng hoặc tạo áp lực tinh thần cho trẻ.
(4) Không cho con ăn quá no. Thức ăn quá nhiều sẽ làm trẻ bị quá tải và lượng thức ăn tối cũng cần được kiểm soát.