Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Gửi con về quê 2 tháng nhưng chỉ sau 2 ngày đã nhận được "tâm thư" của chị chồng, người mẹ chết lặng giấu ấm ức vào tim

57314a1cc564c485d1bb35e7328369aa-17483200020512091776659-1748353448258-1748353448359927170750-1748390654.jpg
Ảnh minh họa.

Theo Thanh Niên Việt, mới đây nhất, một bài chia sẻ trên MXH đã chạm đúng "tim đen" của nhiều người. Nội dung xuất phát từ 1 tâm sự đầy ấm ức của một người mẹ trẻ, khi có ý định gửi con về quê 2 tháng nhưng chỉ sau 2 ngày đã nhận được "tâm thư" của chị chồng. Nhiều người cũng cảm thấy khó xử trong tình huống này, tuy nhiên, đa số đều vote rằng: Nên tìm trường dạy trẻ xuyên mùa hè cho cháu học, đừng về quê gửi ông bà.

Nguyên văn tâm sự của người mẹ trẻ trong group tâm sự chuyện gia đình như sau:

Chào các chị, em năm nay 28 tuổi, sống ở Hà Nội - lấy chồng Hưng Yên,  đã có 1 cháu năm nay sắp lên 3. Cháu học trường công nghỉ hè đâu đó tầm 2 tháng. Thấy ông bà nội với cháu cũng quấn quýt, mỗi lần về quê chơi đều không nỡ để cháu đi, có lần còn khóc lóc. Thế là hè này em nghĩ đến phương án hay đem cháu về cho ông bà trông.

Dù sao sắp tới tháng 6 tới công ty em cũng tổ chức teambuilding ở Hàn Quốc, đi tầm 1 tuần. Từ lúc sinh con đến nay, em chưa có lúc nào được nghỉ ngơi giải stress hoặc đi du lịch nước ngoài. Em cũg rất muốn tham gia. Trong tuần đó em dự định sẽ gửi con về quê cho ông bà nội. Khi ông bà nghe được ý định này thì rất vui, bà nội nói rằng: Con cứ mang nó về đi, ở 2 tháng hết hè rồi lên Hà Nội lại cũng được!

Nghe bà nói vậy em yên tâm lắm. Em với chồng đồng ý đem con về nội 2 tháng, mỗi tháng biếu ông bà thêm 5 triệu coi như là tiền sinh hoạt mua đồ ăn, đồ chơi cho cháu, còn lại ông bà muốn tiêu gì thì tiêu.

Tuy nhiên, vì cháu chưa bao giờ ở một mình với ông bà lâu như thế nên cuối tuần vừa rồi vợ chồng em cho cháu về quê, thử cảm giác ở nhà ông bà nội mà không có bố mẹ trước xem sao. Em đâu có ngờ mọi thứ lại ra tan nát như thế. Chỉ mới 2 ngày sau, em đã nhận được tâm thư gửi qua điện thoại, từng lời lẽ của cô (chị gái của chồng) khiến em choáng váng. Cô là chị cả, chồng em thứ tư trong gia đình. Cô ở sát nhà ông bà hay sang để phụ nấu nước, chăm sóc nhà cửa, năm ngoái bố chồng em đột quỵ, cô ấy cũng là người gánh vác những lúc vợ chồng em ở Hà Nội.

Sau đó, người mẹ này nhận được một bức "tâm thư" của chị chồng với nội dung: 

"Em dâu, chị biết em không có ý gì nhưng chị thấy việc em đem con về cho ông bà trông 2 tháng hè là không ổn. Vợ chồng em đừng nghĩ với vài đồng tiền đó là đủ đề ông bà tuổi già đau mỏi nhiều vấn đề còn phải còng lưng chăm cháu.

Đồng ý rằng ông bà nào cũng thương cháu nhưng em cũng phải nhìn thấy những vất vả khi sống cùng với 1 đứa bé. Nó đâu thể tự nấu ăn, đâu thể tự bón ăn, đâu thể tự đi tắm, đi ngủ... chưa kể những lúc ốm sốt quấy khóc? Bố mẹ đã già rồi, tình thương của họ lúc nào cũng vượt lên tất cả, họ không chấp nhận rằng mình đã không còn đủ sức để gồng gánh việc nuôi con hay nuôi cháu đâu. Em đừng nghĩ mẹ đồng ý giữ con cho em là em vô tư mang về nội ngay. Em có thấy mẹ bị thiếu máu não, rối loạn tiền đình hay không? Thử vài hôm mất ngủ vì cháu quấy xem? Chuyện gì sẽ xảy ra...

Chị cũng có gia đình riêng của chị, không thể vì sự thoải mái của gia đình em mà bắt ông bà, cô chú phải gánh vác trách nhiệm mà đáng ra bố mẹ đứa trẻ nên tự lo liệu. Chị cảm thấy việc suy tính của gia đình em không ổn. Em nên bàn lại với chồng về việc gửi con về quê cho ông bà nội. Chị nói ra em có giận, có trách chị cũng chịu thôi. Vì chị không thể gồng gánh thêm việc không phải của mình.

Đừng để cha mẹ già rồi, gồng gánh nuôi mình lớn rồi, giờ lại phải "cõng" thêm cả con mình. Chữ hiếu thảo thấy vậy mà cũng khó để vẹn trò lắm".

Cô gái bày tỏ rất sốc vì không nghĩ chỉ mới 2 ngày mà gia đình xào xáo ra thế này.

Cô gái tiếp tục tâm sự: "Con em rất hiếu động, có lẽ chị ấy không nỡ nhìn bà chăm cháu cực nhọc nên đã sang phụ giúp và cảm thấy mệt mòi...

Dù vậy, chị ấy còn nâng quan điểm về việc hiếu thảo khiến em không thể hoàn toàn đồng tình. Giờ không cho cháu về nội cũng bị nói là để ông bà xa cách cháu, giờ đem về thì bị nói là lợi dụng ông bà. Vậy sống sao cho vừa hả các chị?

Em còn chưa đi du lịch 1 tuần nữa mà đã có biến rồi. Sao ai cũng giành phần hơn, chỉ có em là phải chấp nhận vậy!".

Theo báo VietNamNet, TS Tâm lý học Mai Văn Hải cho rằng, báo hiếu cha mẹ có rất nhiều cách tùy thuộc vào điều kiện của mỗi người. Một số bạn trẻ đang đặt nặng vấn đề vật chất nên cứ nghĩ, phải có đồng quà, tấm bánh hoặc chí ít là chu cấp hàng tháng cho cha mẹ mới là báo hiếu. Có bạn còn tự đặt ra yêu cầu rất cao cho bản thân như phải xây dựng lại nhà cửa cho khang trang, vừa là nơi để mẹ cha sống những năm tháng cuối đời, vừa làm nơi thờ tự sau này. Có bạn còn cắt đặt cả nhiệm vụ chăm sóc mẹ cha cho từng thành viên, phân chia nghĩa vụ đóng góp tài chính và phân chia cả việc phải gọi điện hỏi han cha mẹ.

“Dù với cách nào cũng được, thậm chí chỉ bằng những cuộc điện thoại hàng ngày như bạn Lan ở trên cũng là một hình thức chăm sóc, báo hiếu mẹ cha rất có ý nghĩa mà không phải ai cũng làm được. Theo một cuộc khảo sát bỏ túi của Viện Tâm lý học hồi năm 2022, có tới 70% số bạn tuổi từ 30-45 cho biết luôn day dứt khi chưa kịp báo hiếu cha mẹ, chỉ 30% không tiếc nuối vì luôn đáp ứng mong đợi của người thân khi họ còn sống. Thực tế, vấn đề hiếu kính với cha mẹ luôn là đề tài thú vị và tâm lý người Việt Nam luôn coi trọng và tiếp thu chữ hiếu trong giáo dục nhân cách vốn là nét đẹp từ bao đời", TS Hải phân tích.

Cùng quan điểm, TS Tâm lý học Trịnh Thanh Hương, Bệnh viện Bạch Mai cũng cho rằng, trong các phẩm chất thì hiếu kính hàng đầu, người Việt vốn coi đạo hiếu là đường hướng và phương châm ứng xử nhân văn; nó cũng là các chuẩn mực, thước đo giá trị đạo đức của con người. Do vậy, việc nhiều bạn bước vào lứa tuổi trung niên có suy nghĩ chưa thể báo hiếu cha mẹ cũng là điều dễ hiểu. Được biết, trong Báo cáo nghiên cứu Thế hệ trẻ Việt Nam 2020 của Hội đồng Anh cũng nhận định, người trẻ Việt vô cùng gắn bó với gia đình khi 75% người trẻ được hỏi cho biết, gia đình là yếu tố căn bản định hình nên con người họ.

“Không có công thức nào cho việc báo hiếu mẹ cha. Sự hiếu kính cũng không thể đong đếm bằng vật chất hay sự chăm nom, nhưng đây vẫn là 2 phương thức mà người cao tuổi nói chung, các đáng sinh thành cảm nhận được. Sẽ khó nói những người con chưa thể báo hiếu mẹ cha là bất hiếu, bởi những khó khăn về tài chính như khảo sát đã chỉ ra cho thấy, 57% số người đang “lực bất tòng tâm”. Do vậy, thay vì những món quà vật chất thì các món quà tinh thần, những lời thăm hỏi động viên thường xuyên, dành thời gian nói chuyện, tâm sự với cha mẹ cũng là một cách báo hiếu đơn giản mà không phải ai cũng làm được”, TS Hương gợi ý.

Xét cho cùng, đúng như lời bài hát Mẹ tôi như gửi gắm nỗi niềm của những người con: "Mẹ ơi con đã già rồi còn ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con… Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình…”. Dù bạn có thế nào đi chăng nữa, đi đâu thì cũng là nhà, nhưng đâu có mẹ/cha mới là quê hương. “Không có công thức chung, nhưng cũng đừng để đến ngày chúng ta không còn bố mẹ, thành công tuyệt vời đến mấy, trong lòng chúng ta sẽ rất trống trải. Để không phải hối tiếc, hãy biết ơn, trân trọng và nhanh chóng làm ngay những gì có thể với bố mẹ, đó chính là sự báo hiếu tốt nhất”, Lan tâm sự và gợi mở.

Nhật Hạ (t/h)