
Gần đây, trên chuyên trang của Tạp chí Đời sống và Pháp luật có nhiều bài viết về thế giới ngầm mại dâm 4.0 thu hút sự chú ý của dư luận. Nhiều vụ việc từng xảy ra nhưng vẫn còn những bài học ý nghĩa cảnh tỉnh, giáo dục pháp luật ở thời điểm hiện tại, giúp bạn đọc nói riêng cũng như người dân có thể soi lại mình, thức tỉnh bản thân và những người xung quanh cần phải sống và làm việc một cách thượng tôn pháp luật. Bởi bất cứ việc làm gì trái với pháp luật, trái luân thường đạo lý cũng đều phải chịu xử lý thích đáng.
Có nhiều vụ việc đã phơi bày một thế giới ngầm, là bộ mặt thật của những tú ông, tú bà sang chảnh, giàu có. Ẩn sau vẻ ngoài hào nhoáng và cuộc sống xa hoa, họ điều hành các đường dây bán dâm tinh vi, sử dụng công nghệ để che giấu hoạt động phi pháp. Qua đó cũng cho thấy những chiến công của lực lượng công an thể hiện sự mưu trí, dũng cảm, dày công phá án.
Một trong số đó là trường hợp nữ sinh viên một trường ĐH danh tiếng bán dâm giá 15 triệu đồng/lượt phải trả giá bằng 3 năm tù. Phía sau câu chuyện này, là một bài học cảnh tỉnh dành cho giới trẻ vẫn còn nguyên giá trị. Đôi khi, chỉ thiếu bản lĩnh một chút thôi, chỉ thiếu nghiêm khắc với bản thân 1 lần thôi, cái giá phải trả cũng là quá đắt.
Cụ thể, vào đầu năm 2019, lực lượng chức năng kiểm tra hành chính một khách sạn trên địa bàn phường Cửa Nam, Hà Nội thì phát hiện 3 đôi nam nữ đang mua bán dâm.
Danh tính 3 kiều nữ được xác định gồm: Nguyễn Thị T.L. (24 tuổi, thường trú tỉnh Bắc Ninh), Trần Thị Phương Th. (27 tuổi, Hà Nội) và Lâm Thảo Nh. (22 tuổi, TP.HCM).
Các đối tượng khai được L. môi giới mại dâm.
Tại cơ quan công an, L. thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
3 người đàn ông mua dâm sau đó bị xử phạt hành chính mỗi người 500.000 đồng, 2 gái bán dâm bị phạt 200.000 đồng, riêng Nguyễn Thị T.L. bị khởi tố, truy tố, đưa ra xét xử về tội môi giới mại dâm.
Cũng trên bài viết dẫn thông tin từ báo Tuổi Trẻ, L. là sinh viên một trường đại học danh tiếng tại Hà Nội. Khoảng tháng 9/2018, L. thuê một căn hộ tại khu đô thị T.C (Hà Nội) sống và nhiều lần đi bán dâm để lấy tiền tiêu xài.
Quá trình "đi khách", L. quen biết một số gái bán dâm, trong đó có Trần Thị Phương Th. và Lâm Thảo Nh.
Khoảng 12h ngày 3/1/2019, L. cùng Nguyễn Việt H. (khách từng mua dâm) và 2 người đàn ông khác đến một nhà hàng ở Hà Nội ăn uống. Nhóm của H. muốn mua dâm, L. đồng ý sẽ gọi thêm 2 người bạn nữa với giá 15 triệu đồng/người/lần.
Sau khi nhận đủ tiền của khách chuyển vào tài khoản, L. gọi điện cho Trần Thị Phương Th. và Lâm Thảo Nh., thỏa thuận sẽ "cắt" lại của mỗi người 3 triệu đồng tiền công môi giới. Th. và Nh. đồng ý.
Sau đó, theo hướng dẫn của L, Th. và Nh. đã đến một khách sạn ở phường Cửa Nam, Hà Nội.
Ngày 18/6/2019, TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị T.L. (24 tuổi, thường trú tỉnh Bắc Ninh) 3 năm tù về tội môi giới mại dâm.
Liên quan đến vấn đề hoạt động mại dâm nói chung, nhiều chuyên gia cho rằng, để giảm tệ nạn mại dâm, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ phòng ngừa, ngăn chặn đến hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng, kết hợp với giáo dục, tuyên truyền và nâng cao nhận thức về tác hại của mại dâm.
Một số giải pháp được nhiều người quan tâm như sau:
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục:
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của mại dâm, đặc biệt là đối với phụ nữ, trẻ em và cộng đồng. Sử dụng đa dạng các hình thức tuyên truyền như truyền thông đại chúng, tư vấn trực tiếp, lồng ghép trong các hoạt động giáo dục, sinh hoạt cộng đồng.
Quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh dịch vụ:
Tăng cường kiểm tra, thanh tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ cao, ngăn chặn các hành vi lợi dụng để hoạt động mại dâm.
Phối hợp với gia đình, nhà trường, và các tổ chức xã hội:
Cùng nhau quản lý, giáo dục, và hỗ trợ những người có nguy cơ cao, đặc biệt là thanh thiếu niên, để họ có lối sống lành mạnh.
Hỗ trợ người bán dâm tái hòa nhập cộng đồng:
Cung cấp các dịch vụ tư vấn, dạy nghề, tạo việc làm, và hỗ trợ tài chính để họ có thể ổn định cuộc sống và không tái diễn hành vi mại dâm.
Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương:
Xây dựng các chương trình, kế hoạch phòng, chống mại dâm cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật:
Tăng cường công tác điều tra, xử lý các đối tượng môi giới, tổ chức, chứa chấp mại dâm, và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến mại dâm.
Hợp tác quốc tế:
Tăng cường hợp tác với các nước, đặc biệt là các nước láng giềng, trong công tác phòng, chống mại dâm, đặc biệt là mua bán người vì mục đích mại dâm.