Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Hoạt động của tổ chức tín dụng phải bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan

Đây là một trong những nội dung tại Thông tư số 38/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động tư vấn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
von-17-20240320091057-1722304163.jpg
Ảnh minh họa.

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 38/2024/TT-NHNN nêu rõ, các tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn chỉ được cung ứng dịch vụ tư vấn về hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác quy định trong Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng đó.

Giải pháp, phương án phải được thực hiện bởi tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn hoặc tổ chức tín dụng khác phù hợp với phạm vi hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác phù hợp với Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc sau:

Tuân thủ quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động tư vấn do nhân viên tư vấn thực hiện và nội dung tư vấn.

Chịu trách nhiệm thực hiện giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và việc thực hiện hoạt động tư vấn của nhân viên tư vấn.

Bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan của hoạt động tư vấn.

Tuân thủ quy định về bảo mật thông tin khách hàng trong quá trình cung ứng dịch vụ tư vấn trừ trường hợp có thỏa thuận khác bằng văn bản với khách hàng hoặc pháp luật có quy định khác.

Tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn có quyền tự chủ trong hoạt động tư vấn.

Việc thực hiện hoạt động tư vấn bằng phương tiện điện tử phải phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Ngoài ra, Thông tư số 38/2024/TT-NHNN quy định 6 tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của nhân viên tư vấn cụ thể như sau: Có hiểu biết chuyên môn về nội dung tư vấn cho khách hàng.

Trung thực, công bằng, cẩn trọng, liêm chính; không được cung cấp thông tin sai sự thật hoặc thông tin gây hiểu lầm về tính năng, đặc điểm, lợi ích của giao dịch được tư vấn.

Vì lợi ích của khách hàng; nội dung tư vấn đưa ra phù hợp với những thông tin do khách hàng cung cấp (nếu có) về tình hình, kiến thức tài chính, năng lực hành vi, hiểu biết xã hội, mục tiêu và nhu cầu tài chính của khách hàng.

Giữ an toàn, tách biệt tiền, tài sản của khách hàng tại tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn với giao dịch được tư vấn trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Không quyết định thay khách hàng hoặc tác động khách hàng đưa ra quyết định; không chuyển thông tin của khách hàng, thông tin liên quan đến hợp đồng tư vấn cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.

Cảnh báo khách hàng về những rủi ro có thể phát sinh khi thực hiện các giải pháp, phương án được tư vấn.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2024.

Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7/2024, ngoại trừ một số điều khoản sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025. Theo đó, quy định cổ đông nắm 1% vốn trở lên tại các tổ chức tín dụng phải công khai thông tin để đảm bảo minh bạch, tỷ lệ sở hữu cổ phần với cổ đông cá nhân được đề nghị giữ nguyên như hiện hành, tức 5%; giới hạn cho cổ đông là tổ chức (gồm cổ phần cổ đông đó sở hữu gián tiếp) giảm từ 15% xuống 10%; cổ đông và người có liên quan giảm từ 20% xuống 15%.

 

Hoàng Thủy (t/h)