Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Lăng kính chứng khoán 10/9: Mức hỗ trợ tiếp theo ở 1.220 - 1.230 điểm

Nhà đầu tư chứng khoán nên tiếp tục duy trì tỉ trọng cổ phiếu ở mức trung bình và chuẩn bị sẵn tiền mặt để tận dụng các cơ hội khi thị trường ổn định hơn.

Nhận định đầu tư

Chứng khoán Asean (Aseansc): Tâm lý thận trọng tiếp tục chi phối nhà đầu tư thể hiện qua các diễn biến bán trong những nhịp tăng nhẹ và chưa dám mua mạnh khi thị trường giảm khiến thanh khoản dừng lại ở mức thấp. 

Chỉ số đang dao động quanh ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật quan trọng, nếu thị trường giữ vững được vùng này và có thanh khoản tăng trở lại.

Ngược lại, nếu ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ với thanh khoản lớn, thị trường có thể tiếp tục điều chỉnh sâu hơn về các mức hỗ trợ tiếp theo ở 1.220 - 1.230 điểm. Nhà đầu tư tiếp tục duy trì tỉ trọng cổ phiếu ở mức trung bình và chuẩn bị sẵn tiền mặt để tận dụng các cơ hội khi thị trường ổn định hơn.

Lăng kính chứng khoán 10/9: Mức hỗ trợ tiếp theo ở 1.220 - 1.230 điểm- Ảnh 1.

Diễn biến chỉ số VN-Index ngày 9/9 (Nguồn: FireAnt).

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV): VN-Index hình thành mẫu nến rút chân sau khi chạm đường MA20 ngày, cho thấy dòng tiền bắt đáy đang có sự chủ động hơn, liên tục nâng đỡ cho chỉ số.

Mặc dù độ rộng của thị trường đang nghiêng về các mã giảm, VN-Index vẫn có xác suất cao kết thúc nhịp điều chỉnh tại quanh các ngưỡng hỗ trợ xa, với sự dẫn dắt chính từ các cổ phiếu trụ. Nhà đầu tư được khuyến nghị gia tăng tỉ trọng khi chỉ số lùi về các ngưỡng hỗ trợ xa.

Chứng khoán Đông Á (DAS): Trong ngắn hạn, VN-Index có thể tiếp tục trong xu hướng giằng co với biên độ hẹp, thanh khoản thấp. Đối với nhà đầu tư trung dài hạn, tiếp tục nắm giữ danh mục và theo dõi chờ giải ngân trên các nhóm cổ phiếu ngân hàng, bán lẻ và khu công nghiệp. 

Giao dịch ngắn hạn quan tâm cơ hội phục hồi của các cổ phiếu đã có mức chiết khấu hợp lý từ nhóm bất động sản, hàng tiêu dùng, tiện ích.

Khuyến nghị đầu tư

- TPB (Ngân hàng TMCP Tiên Phong): Chờ bán.

TPB đã nhận được chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỉ lệ 20% để nâng vốn điều lệ từ 22.016 tỷ đồng lên 26.419 tỷ đồng.

Ngân hàng đang làm các thủ tục cần thiết để thực hiện việc này trong năm nay. Quý II/2024, TPB đạt lợi nhuận sau thuế 1.523 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với cùng kỳ nhờ tín dụng tăng trưởng trở lại, NIM cải thiện và chi phí hoạt động giảm mạnh kết quả từ việc mạnh tay cắt giảm nhân sự. Theo TCBS,nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu và chờ cơ hội để chốt lời.

- VRE (CTCP Vincom Retail): Khả quan. Giá mục tiêu 1 năm là 25.200 đồng/cổ phiếu, tăng 28% so với hiện tại.

SSI Research dự báo tăng trưởng về giá cho thuê và công suất thuê thấp hơn trong năm 2025; nợ ròng cao hơn tính tại cuối quýII/2024; và chiết khấu định giá do lo ngại của các nhà đầu tư về việc cho Vinhomes mượn tài sản và các khoản cho Vinfast vay mượn.

VRE vẫn là đơn vị dẫn đầu thị trường trong mảng cho thuê trung tâm thương mại (TTTM), với 86 TTTM hiện hữu cũng như các TTTM mới đang được phát triển trên khắp cả nước. Do đó, công ty được hưởng lợi lớn từ sự gia tăng của nhóm dân số có thu nhập trung bình tại Việt Nam trong tương lai.

Trong tháng 6 và tháng 7 năm 2024, VRE đã khai trương 4 TTTM mới tại Tp.HCM, Bắc Giang, Điện Biên và Hà Giang với tổng diện tích sàn cho thuê là 80.400 m2, dự kiến sẽ đi vào hoạt động đầy đủ trong nửa cuối năm 2024. Ngoài ra, VRE dự kiến sẽ khai trương 1 TTTM mới tại tỉnh Quảng Trị vào tháng 9/2024, với tổng diện tích sàn cho thuê là 14.265 m2.

Trong năm 2024, TCBS kỳ vọng VRE sẽ đạt doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 9.260 tỷ đồng (giảm 5,4% so với cùng kỳ) và 4.140 tỷ đồng (giảm 6,2% so với cùng kỳ).

Đối với năm 2025, TCBS kỳ vọng VRE sẽ khai trương 3 TTTM mới song hành với các dự án Vinhomes tại cả Hải Phòng và Hà Nội, bao gồm VMM Ocean Park 2. Do đó doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2025 lần lượt đạt 9.350 tỷ đồng (tăng 0,9% so với cùng kỳ) và 4.390 tỷ đồng (tăng 6,1% so với cùng kỳ).

Trần Thị Tú Anh/ Người Đưa Tin, Trần Thị Tú Anh/Người Đưa Tin