Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Lăng kính chứng khoán 3/7: Tiếp tục quán tính tăng điểm

Thị trường dự kiến vẫn sẽ cần nhiều thời gian hơn để tái tích lũy trở lại, nhà đầu tư chỉ giải ngân đối với các cổ phiếu có nền tảng tích lũy vững chắc 3-6 tháng.

Nhận định đầu tư

Chứng khoán BIDV (BSC): VN-Index tăng hơn 15 điểm trong phiên 2/77 và đóng cửa tại mốc 1.269,79 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 16/18 ngành tăng điểm, trong đó ngành ngân hàng dẫn đầu đà tăng, theo sau là ngành bảo hiểm, dầu khí.

Trong phiên 3/7 và những phiên tới, thị trường có thể tiếp tục quán tính tăng điểm trở lại ngưỡng 1.280 điểm, tuy nhiên có thể bị chặn lại bởi áp lực chốt lời.

Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS): Trong ngắn hạn, diễn biến phục hồi với thanh khoản rất thấp cho thấy áp lực cung ngắn hạn tương đối thấp, tuy nhiên đa số các mã cũng phục hồi kém sau áp lực điều chỉnh khá mạnh tuần trước. Nhà đầu tư ngắn hạn nên duy trì tỉ trọng hợp lý và có thể xem xét tiếp tục cơ cấu danh mục trong bối cảnh thị trường đang trong giai đoạn chờ các thông tin về kết quả kinh doanh quý II của doanh nghiệp.

Nhà đầu tư trung - dài hạn nắm giữ danh mục hiện tại, các vị thế xem xét gia tăng tỉ trọng mới, cần đánh giá cẩn trọng hơn dựa trên kết quả kinh doanh quý II và triển vọng cuối năm của các doanh nghiệp đầu ngành, khi các kết quả kinh doanh sẽ dần được công bố. Trường hợp đã cơ cấu danh mục, tỉ trọng dưới mức trung bình, có thể xem xét  giải ngân các mã đang có thanh khoản gia tăng tốt trở lại.

Chứng khoán Asean (Aseansc): Thị trường dự kiến vẫn sẽ cần nhiều thời gian hơn để tái tích lũy trở lại, nhà đầu tư nên tiếp tục quan sát thêm diễn biến trong phiên 3/7 và các phiên tới, chỉ giải ngân đối với các cổ phiếu có nền tảng tích lũy vững chắc 3-6 tháng.

ttck-nguoiduatin-1-1719972349.jpeg
Ảnh minh họa.

Tin vắn chứng khoán

- Thương mại 2 chiều Việt Nam–Trung Quốc gần cán mốc 100 tỷ USD. Thông tin mới nhất từ Tổng cục Thống kê, nửa đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 27,8 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 67 tỷ USD, tăng 34,7%. Nửa đầu năm, nhập siêu từ Trung Quốc đạt 39,2 tỷ USD, tăng 67,9%.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam từ nhiều năm qua. Cụ thể, kể từ năm 2018, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc luôn duy trì trên 100 tỷ USD. Năm 2023, trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 171,85 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 61,21 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm 2022.

- 6 tháng đầu năm, Việt Nam chi gần 700 triệu USD để nhập khẩu gạo. Báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tính đến hết tháng 6 năm nay, cả nước thu hoạch 3,48 triệu ha lúa, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái; năng suất bình quân 67,1 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha; sản lượng trên diện tích đã thu hoạch đạt 23,3 triệu tấn, tăng 1,6%.

Theo đó, nước ta đã xuất khẩu 4,68 triệu tấn gạo các loại, thu về 2,98 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2023, xuất khẩu gạo chỉ tăng 10,4% về lượng nhưng tăng mạnh 32% về giá trị do giá xuất khẩu mặt hàng này neo ở mức cao.

Trần Thị Tú Anh/ Người Đưa Tin