Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Mẫu dự thảo hợp đồng chỉ định thầu rút gọn bao gồm những gì?

Chỉ định thầu rút gọn là một hình thức lựa chọn nhà thầu khá phổ biến trong đấu thầu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả, việc tuân thủ đúng quy trình và sử dụng mẫu dự thảo hợp đồng chuẩn là vô cùng quan trọng.

Mẫu dự thảo hợp đồng chỉ định thầu rút gọn

Đối với mẫu dự thảo hợp đồng chỉ định thầu rút gọn, quý doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu sau đây. Đối với từng gói thầu cụ thể, quý doanh nghiệp thực hiện tùy chỉnh nội dung sao cho phù hợp

Mẫu dự thảo hợp đồng chỉ định thầu rút gọn

Mẫu dự thảo hợp đồng chỉ định thầu rút gọn

⇒ Tải mẫu dự thảo chỉ định thầu rút gọn tại đây

Các nội dung trong mẫu dự thảo quy trình chỉ định thầu rút gọn bao gồm:

  • Thông tin chủ đầu tư/bên mời thầu: Tên chủ đầu tư/bên mời thầu; Địa chỉ; Điện thoại; Fax; Email; Tài khoản; Mã số thuế;...

  • Thông tin nhà thầu: Tên nhà thầu; Địa chỉ; Điện thoại; Fax; Email; Tài khoản; Mã số thuế;...

  • Các điều khoản cần có trong hợp đồng

Quy trình chỉ định thầu rút gọn mới nhất

Căn cứ tại khoản 3 Điều 78 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có quy định quy trình chỉ định thầu rút gọn như sau:

Việc chỉ định thầu đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng; gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, bao gồm:

Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá gói thầu trong hạn mức không quá 500 triệu đồng, gói thầu phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu trong hạn mức không quá 01 tỷ đồng thì phải được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Quy trình chỉ định thầu rút gọn được thực hiện như sau:

quy trình chỉ định thầu rút gọn 1

Quy trình chỉ định thầu rút gọn.

  • Bước 1: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu:

Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc để chuẩn bị và gửi Dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư dự kiến có khả năng thực hiện gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác;

  • Bước 2: Hoàn thiện hợp đồng, trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:

Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để trình, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng. Việc công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại khoản 6 Điều 31 của Nghị định này;

  • Bước 3: Ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và các tài liệu liên quan khác. Việc quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này.

Trường hợp chủ đầu tư không áp dụng quy trình rút gọn quy định tại khoản 2 Điều này mà áp dụng quy trình thông thường thì thực hiện theo quy định tại Điều 76 hoặc Điều 77 của Nghị định này.

Trên đây là những quy định liên quan đến quy trình chỉ định thầu rút gọn, mẫu dự thảo liên quan đến chỉ định thầu rút gọn mà DauThau.info muốn chia sẻ đến quý doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu.