Sáng 27/5, Quốc hội thảo luận về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự.
Trong dự thảo, Chính phủ đề xuất bãi bỏ án tử hình và thay bằng hình phạt "tù chung thân không xét giảm án" đối với 8 trong số 18 tội danh. Đó là: Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; Phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh; Vận chuyển trái phép chất ma túy; Phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; Gián điệp; Tham ô tài sản; Nhận hối lộ.
Theo VnExpress, Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP HCM, không đồng tình với đề xuất bãi bỏ án tử hình đối với các tội tham ô, nhận hối lộ, vận chuyển ma túy và đặc biệt là sản xuất, kinh doanh thuốc giả. Bà nhấn mạnh hành vi sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng hay sữa giả là "tội ác gây hậu quả hết sức nghiêm trọng". Thực tế cho thấy vi phạm trong lĩnh vực này ngày càng tinh vi, liều lĩnh và có xu hướng gia tăng. Đáng lo ngại hơn, những người phạm tội đều nhận thức rõ hậu quả nhưng vẫn cố tình thực hiện, coi thường tính mạng và sức khỏe nhân dân để trục lợi.
Với vai trò là người phụ trách quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, bà chia sẻ lực lượng thực thi pháp luật ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. "Tại sao lại đề xuất bỏ hình phạt tử hình trong bối cảnh như vậy? Đây là điều không hợp lý, thậm chí trái ngược với quan điểm nhân văn mà cơ quan soạn thảo đưa ra", bà Lan nói.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan lo ngại bỏ án tử hình với tội sản xuất thuốc giả là phản logic, nhất là trong bối cảnh tội phạm bất chấp sức khỏe người dân để trục lợi.
Sáng 27/5, Quốc hội thảo luận về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. Trong dự thảo, Chính phủ đề xuất bãi bỏ án tử hình và thay bằng hình phạt "tù chung thân không xét giảm án" đối với 8 trong số 18 tội danh. Đó là: Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; Phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh; Vận chuyển trái phép chất ma túy; Phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; Gián điệp; Tham ô tài sản; Nhận hối lộ.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP HCM, không đồng tình với đề xuất bãi bỏ án tử hình đối với các tội tham ô, nhận hối lộ, vận chuyển ma túy và đặc biệt là sản xuất, kinh doanh thuốc giả. Bà nhấn mạnh hành vi sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng hay sữa giả là "tội ác gây hậu quả hết sức nghiêm trọng". Thực tế cho thấy vi phạm trong lĩnh vực này ngày càng tinh vi, liều lĩnh và có xu hướng gia tăng. Đáng lo ngại hơn, những người phạm tội đều nhận thức rõ hậu quả nhưng vẫn cố tình thực hiện, coi thường tính mạng và sức khỏe nhân dân để trục lợi.
Với vai trò là người phụ trách quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, bà chia sẻ lực lượng thực thi pháp luật ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. "Tại sao lại đề xuất bỏ hình phạt tử hình trong bối cảnh như vậy? Đây là điều không hợp lý, thậm chí trái ngược với quan điểm nhân văn mà cơ quan soạn thảo đưa ra", bà Lan nói.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội
Theo đại biểu Phong Lan, việc loại bỏ án tử hình đối với loại tội phạm này không chỉ tạo ra sự bất công với thân nhân các nạn nhân đã tử vong vì thuốc giả, mà còn gây tổn thương đối với những người bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe. "Chúng ta có thể xem xét giảm án tử hình theo xu thế chung, nhưng vẫn cần giữ chốt chặn cuối cùng là tử hình đối với những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng", bà nhấn mạnh.
Bà cho rằng, giữ mức án cao nhất đối với tội sản xuất thuốc giả là cần thiết để tạo ra môi trường sống an toàn cho người dân. Đồng thời, bà đề xuất mở rộng hình phạt tử hình cho cả hành vi sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng, sữa giả - những sản phẩm chủ yếu dành cho nhóm yếu thế như trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Với ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và niềm tin của toàn xã hội, bà cho rằng hành vi này cần được xem là đặc biệt nghiêm trọng và phải xử lý nghiêm khắc nhất.
Báo Dân trí đưa tin cũng về buổi thảo luận này, Đại biểu Nguyễn Thanh Sang (TPHCM) đề nghị nghiêm trị hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh.
"Dù từ trước đến nay chưa có hình phạt tử hình nào với tội danh này, nhưng trong tình hình hiện nay hết sức phức tạp, nền kinh tế thị trường lợi nhuận chi phối nên các đối tượng sản xuất, buôn bán thuốc giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh diễn biến hết sức phức tạp", ông Sang nói.
Đại biểu dẫn chứng nếu nói tội giết người bằng một nhát dao là côn đồ, mất hết nhân tính, thì tội sản xuất thuốc chữa bệnh, phòng bệnh cũng mất nhân tính không kém, bởi đó là hành vi tán tận lương tâm, biết rồi mà vẫn làm, gây ra hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người dân.
"Tôi nghĩ không nên nhân đạo đối với những trường hợp gây ra ảnh hưởng quá lớn. Bây giờ chúng ta đang đấu tranh với sản xuất hàng gian, hàng giả thì đối với tội này phải nghiêm trị để giữ kỷ cương phép nước", ông Sang nói.
Báo Lao động Thủ đô cho hay, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đoàn ĐBQH Đắk Lắk) đề cập đến Tội buôn bán sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. Tại điểm đ khoản 4 đã quy định phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân, hoặc tù chung thân không xem xét giảm án khi chết 2 người trở lên.
Đại biểu đánh giá mức phạt này chưa tương xứng với tính chất hành vi phạm tội, chưa thể hiện sự răn đe đối với các loại tội phạm này trên thực tế. Thực tế thời gian qua có một số vụ việc đối tượng phạm tội sản xuất buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh đã gây ra rất nhiều vấn đề, để lại cho xã hội nhiều hậu quả nặng nề.
Tội phạm này làm ảnh hưởng thiệt hại nặng nề về vật chất, tài sản, đặc biệt xâm phạm đến tính mạng sức khoẻ của con người, cần phải có quy định mang tính chất răn đe.
“Phải kiên quyết đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả thuốc phòng bệnh, chữa bệnh. Việc áp dụng khung hình phạt như vậy là chưa tương xứng với tính chất hành vi phạm tội. Nếu chúng ta khoan nhượng với tội danh này vô hình chung sẽ tiếp tay giết người hàng loạt trong tương lai sau này, tác động đến cộng đồng”, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt nêu rõ.