Sự việc hai nữ sinh 13 tuổi tử vong trong tư thế treo cổ trên cây đang gây chấn động dư luận tại quận Malkangiri, bang Odisha, Ấn Độ.
Theo thông tin từ cảnh sát, vào ngày 8/2, thi thể của hai nữ sinh được tìm thấy trong một khu rừng địa phương. Cả hai nạn nhân đều mặc đồng phục học sinh, danh tính được xác định là Jyoti Haldar (13 tuổi), con gái của Tinar Haldar, trú tại làng MV 74 và Mandira Sodi (13 tuổi), con gái của Baga Sodi, trú tại làng MV 126.
Trước đó, vào ngày 6/2, gia đình hai nữ sinh đã báo cáo mất tích sau khi các em không trở về nhà từ trường học. Người thân đã tổ chức tìm kiếm nhưng không có kết quả. Đến ngày 7/2, cô Mamata Sodi, mẹ của Mandira Sodi, đã nộp đơn khiếu nại lên Đồn cảnh sát MV 79, đề nghị hỗ trợ tìm kiếm con gái.
![nu-sinh-tu-tu-1-1739232557.jpg](https://gocnhinphaply.nguoiduatin.vn/uploads/images/blog/Huett/2025/02/11/nu-sinh-tu-tu-1-1739232557.jpg)
Sau đó, người dân địa phương phát hiện hai nữ sinh tử vong trong tư thế treo cổ trên một cái cây trong rừng. Ngay khi nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát từ Đồn MV 79 và Đồn Motu, cùng với cảnh sát trưởng quận Malkangiri, ông Sachin Patel, đã có mặt tại hiện trường để tiến hành điều tra.
Hiện tại, nguyên nhân tử vong của hai nữ sinh đang được cơ quan chức năng khẩn trương làm rõ. Sự việc đang thu hút sự quan tâm đặc biệt từ dư luận địa phương.
Tình trạng nữ sinh tự tử đang trở thành vấn đề đáng báo độn.. Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ nữ sinh có ý định tự tử cao hơn nam sinh, liên quan đến những khác biệt về tâm sinh lý và giới tính. Cụ thể, ở lứa tuổi vị thành niên, ý tưởng tự sát gặp ở nữ sinh cao hơn nam sinh. Tuy nhiên, nam sinh gặp tự sát hoàn thành phổ biến hơn.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất đa dạng, bao gồm áp lực học tập, mâu thuẫn gia đình, bạo lực học đường và các vấn đề tâm lý như trầm cảm. Nhiều trường hợp, các em phải chịu áp lực từ nhà trường, gia đình và chính bản thân, dẫn đến cảm giác bế tắc và lựa chọn tự tử như một cách giải thoát.
Để phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng này, cần có sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, nhà trường và xã hội. Việc tạo môi trường học tập và sinh hoạt lành mạnh, hỗ trợ tâm lý kịp thời, cùng với việc trang bị kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là nữ sinh, là rất quan trọng. Ngoài ra, việc nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần và giảm kỳ thị đối với các vấn đề tâm lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng tự tử ở học sinh.