Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Toàn bộ bảng lương giáo viên các cấp dự kiến áp dụng từ 2026 theo Dự thảo Nghị định tiền lương giáo viên chi tiết nhất

Toàn bộ bảng lương giáo viên các cấp dự kiến áp dụng từ 2026 theo Dự thảo Nghị định tiền lương giáo viên sẽ ở các mức nào?
a19-tien-luong-tang-0629577-16550016921001804739377-1753572089.jpg
Ảnh minh họa.

Từ năm 2026, khi Luật Nhà giáo chính thức có hiệu lực, lương giáo viên sẽ được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khẩn trương triển khai xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chính sách tiền lương, phụ cấp, chế độ hỗ trợ, thu hút đối với nhà giáo (sau đây gọi tắt là dự thảo Nghị định) để đảm bảo có hiệu lực đồng bộ khi Luật Nhà giáo có hiệu lực từ ngày 01/01/2026.

Theo Thư viện pháp luật, tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị định có đề xuất về công thức tính tiền lương như sau:

Tiền lương

=

(Hệ số lương được hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ + phụ cấp thâm niên vượt khung + mức chênh lệch bảo lưu (nếu có))

x

Mức lương cơ sở

x

Hệ số lương đặc thù

Trong đó:

- Hệ số lương được hưởng cụ thể như sau:

Đối tượng áp dụng

Hệ số lương áp dụng

Hệ số lương đặc thù

Giáo viên dự bị đại học cao cấp

Giáo viên trung học phổ thông cao cấp

Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp

Các chức danh tương đương khác

Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3.1 (từ hệ số lương 6,20)

1,1

Phó giáo sư

Giảng viên cao cấp

Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp

Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3.1 (từ hệ số lương 6,20)

1,2

Giáo viên trung học cơ sở, tiểu học, mầm non cao cấp

Các chức danh tương đương khác

Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3.2 (từ hệ số lương 5,75)

1,2

Giáo viên dự bị đại học chính

Giáo viên trung học phổ thông chính

Giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính

Các chức danh tương đương khác

Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2.1 (từ hệ số lương 4,40)

1,25

Giảng viên chính

Giảng viên cao đẳng sư phạm chính

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính

Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2.1 (từ hệ số lương 4,40)

1,3

Giáo viên trung học cơ sở, tiểu học, mầm non chính

Các chức danh tương đương khác

Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2.2 (từ hệ số lương 4,00)

1,3

Giáo sư

Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3.1 (từ hệ số lương 6,20)

1,3

Giáo viên dự bị đại học

Giáo viên trung học phổ thông, trung học

cơ sở, tiểu học, mầm non

Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết

Các chức danh tương đương khác

Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34)

1,45

Giảng viên

Giảng viên cao đẳng sư phạm

Trợ giảng

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết

Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34)

1,5

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành

Giáo viên trung học cơ sở, tiểu học chưa đạt trình độ chuẩn (trình độ cao đẳng)

Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành

Các chức danh tương đương khác

Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10)

1,6

Giáo viên tiểu học, mầm non chưa đạt trình độ chuẩn (trình độ trung cấp)

Giáo viên giáo dục nghề nghiệp

Các chức danh tương đương khác

Áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương

1,86)

1,6

- Hệ số phụ cấp chức vụ: được thực hiện theo quy định tại Điều 7 dự thảo Nghị định.

- Phụ cấp thâm niên vượt khung: được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.

- Mức chênh lệch bảo lưu: Trường hợp hệ số lương cũ nhân với hệ số lương đặc thù cũ (nếu có) cao hơn hệ số lương mới nhân với hệ số lương đặc thù mới thì nhà giáo được hưởng mức chênh lệch bảo lưu. Mức chênh lệch bảo lưu được xác định như sau:

Mức chênh lệch bảo lưu = [Hệ số lương cũ x hệ số lương đặc thù cũ (nếu có)] – [Hệ số lương mới x hệ số lương đặc thù mới]

- Mức lương cơ sở hiện tại là 2,34 triệu đồng được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP.

Theo đó, căn cứ vào công thức nêu trên, toàn bộ bảng lương giáo viên các cấp dự kiến áp dụng từ 2026 theo Dự thảo Nghị định tiền lương giáo viên cụ thể như sau:

Lưu ý: Toàn bộ bảng lương giáo viên trên chưa bao hệ số phụ cấp chức vụ + phụ cấp thâm niên vượt khung + mức chênh lệch bảo lưu (nếu có).

(1)  Đối với Giáo viên dự bị đại học cao cấp; Giáo viên trung học phổ thông cao cấp; Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp; Các chức danh tương đương khác:

Bậc lương

Hệ số lương

Hệ số lương đặc thù

Mức lương (Đơn vị: VNĐ)

1

6,20

1,1

15.958.800

2

6,56

16.885.440

3

6,92

17.812.080

4

7,28

18.738.720

5

7,64

19.665.360

6

8,00

20.592.000

(2) Đối với Giáo viên trung học cơ sở, tiểu học, mầm non cao cấp; Các chức danh tương đương khác:

Bậc lương

Hệ số lương

Hệ số lương đặc thù

Mức lương (Đơn vị: VNĐ)

1

5,75

1,2

16.146.000

2

6,11

17.156.880

3

6,47

18.167.760

4

6,83

19.178.640

5

7,19

20.189.520

6

7,55

21.200.400

(3) Đối với Giáo viên dự bị đại học chính; Giáo viên trung học phổ thông chính; Giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính; Các chức danh tương đương khác:

Bậc lương

Hệ số lương

Hệ số lương đặc thù

Mức lương (Đơn vị: VNĐ)

1

4,40

1,25

12.870.000

2

4,74

13.864.500

3

5,08

14.859.000

4

5,42

15.853.500

5

5,76

16.848.000

6

6,10

17.842.500

7

6,44

18.837.000

8

6,78

19.831.500

(4) Đối với Giáo viên trung học cơ sở, tiểu học, mầm non chính; Các chức danh tương đương khác:

Bậc lương

Hệ số lương

Hệ số lương đặc thù

Mức lương (Đơn vị: VNĐ)

1

4,00

1,3

12.168.000

2

4,34

13.202.280

3

4,68

14.236.560

4

5,02

15.270.840

5

5,36

16.305.120

6

5,70

17.339.400

7

6,04

18.373.680

8

6,38

19.407.960

(5)) Đối với Giáo viên dự bị đại học; Giáo viên trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, mầm non; Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết; Các chức danh tương đương khác:

Bậc lương

Hệ số lương

Hệ số lương đặc thù

Mức lương (Đơn vị: VNĐ)

1

2,34

1,45

7.939.620

2

2,67

9.059.310

3

3,00

10.179.000

4

3,33

11.298.690

5

3,66

12.418.380

6

3,99

13.538.070

7

4,32

14.657.760

8

4,65

15.777.450

9

4,98

16.897.140

(6) Đối với Giáo viên trung học cơ sở, tiểu học chưa đạt trình độ chuẩn (trình độ cao đẳng); Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành; Các chức danh tương đương khác:

Bậc lương

Hệ số lương

Hệ số lương đặc thù

Mức lương (Đơn vị: VNĐ)

1

2,10

1,6

7.862.400

2

2,41

9.023.040

3

2,72

10.183.680

4

3,03

11.344.320

5

3,34

12.504.960

6

3,65

13.665.600

7

3,96

14.826.240

8

4,27

15.986.880

9

4,58

17.147.520

10

4,89

18.308.160

(7) Đối với Giáo viên tiểu học, mầm non chưa đạt trình độ chuẩn (trình độ trung cấp); Giáo viên giáo dục nghề nghiệp; Các chức danh tương đương khác:

Bậc lương

Hệ số lương

Hệ số lương đặc thù

Mức lương (Đơn vị: VNĐ)

1

1,86

1,6

6.963.840

2

2,06

7.712.640

3

2,26

8.461.440

4

2,46

9.210.240

5

2,66

9.959.040

6

2,86

10.707.840

7

3,06

11.456.640

8

3,26

12.205.440

9

3,46

12.954.240

10

3,66

13.703.040

11

3,86

14.451.840

12

4,06

15.200.640

Theo Lao động, Luật Nhà giáo vừa được Quốc hội khóa XV thông qua, chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2026. Một trong những điểm đáng chú ý nhất là quy định tại Điều 23, khoản 1, điểm a: “Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”.

Tuy nhiên, quy định này cần có hướng dẫn cụ thể từ Chính phủ để triển khai và chỉ áp dụng từ thời điểm Luật có hiệu lực. Hiện tại, lương giáo viên công lập vẫn được tính theo hệ số nhân với mức lương cơ sở đang áp dụng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP là 2.340.000 đồng/tháng.

Hệ số lương của giáo viên được quy định tại 4 thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm: Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT (quy định hệ số lương giáo viên mầm non); Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT (quy định hệ số lương giáo viên tiểu học), Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT (quy định hệ số lương giáo viên trung học cơ sở), Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT (quy định hệ số lương giáo viên trung học phổ thông).

Theo đó, giáo viên mầm non sẽ được quy định:

Giáo viên mầm non hạng III: Hệ số từ 2,10 đến 4,89 (viên chức loại A0)

Giáo viên mầm non hạng II: Hệ số từ 2,34 đến 4,98 (loại A1)

Giáo viên mầm non hạng I: Hệ số từ 4,00 đến 6,38 (loại A2, nhóm A2.2)

Mỹ Anh (t/h)