Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện người dân khi nào?
Cụ thể, Điều 66 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 đã quy định rõ cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát khi có một trong các căn cứ sau:
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hoặc vi phạm pháp luật khác;
2. Thực hiện theo mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của cấp có thẩm quyền để phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà buộc phải dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát mới phát hiện được;
3. Phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống dịch bệnh;
4. Có tin báo, tố giác, phản ánh, kiến nghị, đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật khác.
Cảnh sát giao thông được kiểm tra giấy tờ gì?
Theo điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA, khi dừng phương tiện để kiểm soát giao thông, CSGT có quyền kiểm soát các loại giấy tờ sau đây:
- Giấy phép lái xe hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ và Bằng, Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.
- Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực của Giấy đăng ký xe kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (nếu đang trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe).
- Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định đối với phương tiện phải kiểm định.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
- Giấy tờ cần thiết khác có liên quan theo quy định.
Không xuất trình được giấy tờ cho CSGT kiểm tra bị phạt thế nào?
Không xuất trình được đầy đủ giấy tờ cho CSGT kiểm tra, người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm theo Nghị định 100/2029/NĐ-CP được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Cụ thể:
- Lỗi không có hoặc không mang theo giấy đăng ký xe:
Lỗi |
Mức phạt |
|
Ô tô |
Xe máy |
|
Không có giấy đăng ký xe |
02 - 03 triệu đồng + Tước tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng (khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
800.000 - 01 triệu đồng (điểm m khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
Không mang giấy đăng ký xe |
200.000 - 400.000 đồng (khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
100.000 - 200.000 đồng (khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
- Lỗi không hoặc không đem giấy phép lái xe:
Lỗi |
Mức phạt |
|
Ô tô |
Xe máy |
|
Không có giấy phép lái xe |
10 - 12 triệu đồng (điểm b khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
01 - 02 triệu đồng (điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
Không mang giấy phép lái xe |
200.000 - 400.000 đồng (điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
100.000 - 200.000 đồng (điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
- Lỗi không có bảo hiểm xe:
Phương tiện |
Mức phạt |
Ô tô |
400.000 - 600.000 đồng (khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
Xe máy |
100.000 - 200.000 đồng (khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
- Lỗi không có giấy đăng kiểm xe (áp dụng đối với ô tô):
Mức phạt = 200.000 - 400.000 đồng (điểm c khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).