Nghịch lý doanh thu giảm, lợi nhuận tăng cao
Theo báo cáo tài chính năm 2023, SGP ghi nhận doanh thu thuần 945,4 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán ở mức 621,2 nên lợi nhuận gộp công ty thu về đạt 321,2 tỷ đồng, giảm 55 tỷ đồng.
Trong năm, công ty ghi nhận khoản lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối năm, góp phần lớn giúp doanh thu tài chính tăng từ 54,5 tỷ đồng lên 78,4 tỷ đồng; chi phí tài chính cũng giảm từ 17,1 tỷ đồng xuống 6,7 tỷ đồng do lãi vay giảm và không còn khoản lỗ chênh lệch tỷ giá 2,7 tỷ đồng như năm trước.
Đáng chú ý, chi phí quản lý doanh nghiệp được cắt giảm mạnh từ 226,5 tỷ đồng còn 64,5 tỷ đồng, chủ yếu do khoản hoàn nhập dự phòng khó đòi 127,4 tỷ đồng.
Nhờ vậy nên dù khoản lợi nhuận khác âm 7,7 tỷ đồng (chủ yếu do các khoản truy thu, phạt vi phạm tiêu tốn đến 12,3 tỷ đồng), SGP vẫn báo cáo lãi trước thuế 363 tỷ đồng, lãi ròng 297,9 tỷ đồng, tăng gần 100 tỷ đồng so với năm 2022.
Dựa trên những kết quả này, SPG đã kết thúc năm 2023 mà không thể hoàn thành kế hoạch đề ra. Cụ thể, công ty chỉ hoàn thành 75% mục tiêu doanh thu và 65% mục tiêu lợi nhuận trước thuế.
Các khoản phải thu từ cho vay tăng mạnh
Tính đến ngày 31/12/2023, tổng tài sản của SPG gần như “đi ngang” khi ghi nhận 5.366 tỷ đồng (cùng kỳ 5.396 tỷ đồng), trong đó 22% là tài sản ngắn hạn (1.162 tỷ đồng) và 78% là tài sản dài hạn (4.204 tỷ đồng).
Nổi bật trong đây là các khoản phải thu về cho vay tăng mạnh, gồm 63,8 tỷ đồng ngắn hạn và 514,1 tỷ đồng dài hạn (cùng kỳ không ghi nhận). Cả 2 khoản mục này đều “điểm tên” công ty TNHH Liên doanh Dịch vụ Container Quốc tế Cảng Sài Gòn – SSA.
Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của SGP giảm nhẹ 7% về mức 2.522 tỷ đồng, chủ yếu là nợ dài hạn 2.107 tỷ đồng (chiếm 83%), còn lại là nợ ngắn hạn 415,3 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu ở mức 2.843 tỷ đồng, tăng gần 6% so với số đầu năm. Như vậy, tổng cộng nguồn vốn của SPG là 5.366 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2023.