Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Chính phủ quyết định cán bộ công chức viên chức nhận 300% tháng tiền lương hiện hưởng trong trường hợp này

Chính phủ quyết định cán bộ công chức viên chức nhận 300% tháng tiền lương hiện hưởng nếu chưa đến tuổi nghỉ hưu và không đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi mà thuộc trường hợp nào theo Nghị định 154?
tai-xuong-1-1753397630.jpg
Ảnh minh họa.

Chính phủ quyết định cán bộ công chức viên chức nhận 300% tháng tiền lương hiện hưởng nếu chưa đến tuổi nghỉ hưu và không đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi mà thuộc trường hợp nào theo Nghị định 154? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm.

Theo thông tin tham khảo từ trang Thư viện pháp luật, Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 154/2025/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế quy định:

Chính sách thôi việc
1. Chính sách thôi việc ngay
Đối tượng chưa đến tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại Điều 6 Nghị định này, nếu thôi việc ngay thì được hưởng các chế độ sau:
a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;
b) Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc;
c) Được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề
Đối tượng có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không phù hợp về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, có nguyện vọng thôi việc thì được cơ quan, tổ chức, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc, tự tìm việc làm mới, được hưởng các chế độ sau:
a) Được hưởng nguyên tiền lương hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (nếu thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp) trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 06 tháng;
b) Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 06 tháng mức lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề;
c) Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm;
d) Được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội;
đ) Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên công tác để nâng bậc lương thường xuyên hàng năm.
e) Được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo đó, cán bộ công chức viên chức nhận 03 tháng (tức 300% tháng) tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm nếu chưa đến tuổi nghỉ hưu và không đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi mà bị thôi việc ngay.

Cũng liên quan chính sách tiền lương, báo Dân trí cho hay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) phê duyệt việc dành 76.769  tỷ đồng từ khoản tăng thu ngân sách Trung ương năm 2024 để thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương.
Nghị quyết 1767 do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành nêu rõ, tổng số tăng thu ngân sách nhà nước năm 2024 là 342.699  tỷ đồng, trong đó phần của ngân sách Trung ương chiếm 191.900 tỷ đồng, còn lại thuộc ngân sách địa phương.

UBTVQH quyết định phân bổ toàn bộ 191.900  tỷ đồng này cho năm nhóm nhiệm vụ, trong đó khoản lớn nhất 76.769  tỷ đồng được dành cho lộ trình cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27‑NQ/TW của Trung ương về chính sách tiền lương mới đối với khu vực công và lực lượng vũ trang.

Theo Nghị quyết 27, hệ thống thang bảng lương hiện hành sẽ được thay thế bằng bảng lương trả theo vị trí việc làm, chức vụ và chức danh. Việc chuẩn bị nguồn lực trước khi chi là điều kiện bắt buộc để bảng lương mới có thể áp dụng đồng loạt từ kỳ lương tháng 7/2025, thay cho phương thức trả lương gắn hệ số và mức lương cơ sở như hiện nay.

Nghị quyết 1767 yêu cầu Chính phủ khẩn trương phân bổ kinh phí cho các bộ, ngành, địa phương ngay sau khi phương án xếp lương mới được phê duyệt; đồng thời giao cơ quan chuyên trách (trong đó có Bộ Nội vụ) tiếp tục hoàn thiện danh mục vị trí việc làm và thang, bảng lương, bảo đảm hệ thống vận hành đồng bộ khi bảng lương mới áp dụng từ 1/7.

Phần kinh phí tăng thu còn lại được sử dụng cho bốn nhiệm vụ: thưởng vượt dự toán và đầu tư trở lại các địa phương 16.591 tỷ đồng; hỗ trợ nhà ở người có công 1.940  tỷ đồng; bố trí 86.900 tỷ đồng cho các dự án quốc phòng - an ninh, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số và trường bán trú vùng khó khăn; và 9.700  tỷ đồng chờ Quốc hội quyết định bổ sung dự phòng ngân sách trung ương năm 2025.

UBTVQH yêu cầu Chính phủ bảo đảm việc phân bổ, giải ngân đúng tiến độ và tuân thủ Luật Đầu tư công, tránh dàn trải, lãng phí. Thủ tướng Chính phủ được giao phân bổ chi tiết nguồn vốn cho các chương trình khoa học - công nghệ và chuyển đổi số khi đủ điều kiện; các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải chủ động kế hoạch để không chuyển nguồn sang năm sau, đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, khả năng giải ngân và hiệu quả sử dụng vốn.

Các cơ quan của Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước cùng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được giao giám sát toàn bộ quá trình thực hiện Nghị quyết, nhằm bảo đảm nguồn lực cải cách tiền lương và các nhiệm vụ khác được quản lý chặt chẽ, minh bạch, góp phần ổn định ngân sách và tạo nền tảng cho việc áp dụng chính sách tiền lương mới từ giữa năm 2025.

Mỹ Anh (t/h)