Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Đề xuất mới của Bộ Công an: Bán hàng giả trên sàn thương mại điện tử bị phạt đến 15 năm tù

Trong dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, Bộ Công an đề xuất tăng mức phạt và một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với tội Sản xuất, buôn bán hàng giả.
ban-hang-gia-2-1744169705.webp
Hình ảnh của team Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục, hoa hậu Thùy Tiên quảng cáo kẹo rau củ Kera trên livestream. Hiện Quang Linh Vlogs cùng Hằng Du mục đã bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi lừa dối khách hàng liên quan vụ án sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng - Ảnh cắt từ clip

Đề xuất phạt đến 15 năm tù người bán hàng giả trên sàn thương mại điện tử

Theo thông tin báo Dân trí đăng tải, trong dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, Bộ Công an đề xuất phạt 10-15 năm tù với người sản xuất, buôn bán hàng giả sử dụng các nền tảng thương mại điện tử có từ 12.500 tài khoản theo dõi.

Cụ thể, tại dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, Bộ Công an đề xuất tăng mức phạt và một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với tội Sản xuất, buôn bán hàng giả.

Theo Điều 192 của dự thảo, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả sẽ bị phạt tù 1-5 năm, hoặc phạt tiền 200 triệu - 2 tỷ đồng (hiện hành 100 triệu - 1 tỷ đồng) nếu gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ 31% đến 60%; thu lời bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng (gấp đôi luật hiện hành); gây thiệt hại từ 200 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng (gấp đôi luật hiện hành).

Đặc biệt, ở khung hình phạt này, Bộ Công an đề xuất tình tiết mới là sử dụng các nền tảng thương mại điện tử có từ 500 tài khoản đến dưới 2.500 tài khoản theo dõi.

Trong khi đó, nếu sử dụng các nền tảng thương mại điện tử có từ 2.500 tài khoản đến dưới 12.500 tài khoản theo dõi để sản xuất, buôn bán hàng giả, mức phạt sẽ là 5-10 năm tù.

Trường hợp có từ 12.500 tài khoản theo dõi, Bộ Công an đề xuất mức phạt 10-15 năm tù.

Ở Điều 193, Bộ Công an đề xuất tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm sẽ bị phạt 2-5 năm tù (bằng với luật hiện hành).

ban-hang-gia-1744169741.webp
Bộ Công an đề xuất nhiều tình tiết định khung trách nhiệm hình sự mới đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Ảnh minh họa: C.Đ.).

Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm có thể phải đi tù

Thông tin trên báo Tuổi trẻ online, tại điều 193 dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, mức phạt với hành vi này bị đề xuất tăng gấp đôi mức phạt bổ sung, từ 20-100 triệu lên 40-200 triệu đồng.

Cùng với đó, cá nhân phạm tội bị cấm hành nghề, làm công việc nhất định 1-5 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Pháp nhân thương mại có thể bị phạt từ 18 - 36 tỉ đồng, gấp đôi mức phạt hiện hành.

Pháp nhân vi phạm cũng bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu gây thiệt hại hoặc có khả gây thiệt hại tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

Đáng chú ý, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm "Hoạt động trên các nền tảng thương mại điện tử có từ 500 người tiếp cận trở lên" bị đề xuất mức phạt tù từ 1 - 5 năm.

Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi cũng đề xuất tăng mức phạt tiền đối với tội phạm về an toàn thực phẩm có thể lên tới 3 tỉ đồng, mức án tù tối thiểu tăng từ 1 năm lên 3 năm, tối đa 20 năm.

Trong đó, tại điều 317 của dự thảo quy định tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm đã nêu rõ các hành vi vi phạm.

Cụ thể, hành vi dùng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm bị cấm sử dụng, ngoài danh mục được dùng trong thực phẩm, hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam; hành vi sử dụng động vật chết, có nguồn gốc dịch bệnh bị buộc tiêu hủy để chế biến, buôn bán thực phẩm; nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm có chất phụ gia, chất cấm...

Các hành vi này có thể bị phạt 300 triệu đồng đến 3 tỉ đồng, tùy số tiền thu lợi và tính chất nghiêm trọng tới bao nhiêu người. Hiện tiền phạt với tội này đang ở mức 50-500 triệu đồng.

Dự thảo cũng đề xuất nâng mức phạt tù tối thiểu với người phạm tội này từ 1 năm lên thành 3 năm. Khung hình phạt nhẹ nhất do đó chuyển từ 1-5 năm lên tới 3-7 năm. Khung hình phạt cao nhất cũng được đề xuất tăng từ 12-20 năm lên 15-20 năm tù.

Theo Bộ luật hiện tại, người thực hiện hành vi này chỉ bị quy trách nhiệm hình sự nếu biết các phụ gia, hóa chất mình sử dụng thuộc danh mục cấm.

Tương tự, họ cũng chỉ bị xử lý nếu biết động vật mình sử dụng để chế biến buôn bán làm thực phẩm, có nguồn gốc là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy.

Cụ thể, điều 317 Bộ luật Hình sự hiện hành áp dụng mức phạt tiền 50-200 triệu đồng hoặc phạt tù 1-3 năm với người sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm...

Còn trong dự thảo luật, Bộ Công an cũng đề xuất bỏ cụm "mà biết". Như vậy, có thể hiểu người phạm tội sẽ phải chịu hình phạt dù biết hay không biết các hóa chất, phụ gia và nguồn động vật đó có hại.

Mức phạt tiền cũng được đề xuất tăng từ 300 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 3 - 7 năm với người phạm tội theo quy định này.

Tăng mức phạt tiền của tội lừa dối khách hàng

Báo Pháp luật TP.HCM đưa tin, dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi cũng đề xuất sửa đổi về số tiền phạt, số tiền thu lợi bất chính đối với tội lừa dối khách hàng (Điều 198 dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi).

Khoản 1 Điều 198 dự thảo quy định tăng mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng (quy định hiện hành từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng) hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, đối với các trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; thu lợi bất chính từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng (Bộ luật hình sự hiện hành quy định từ 5 đến dưới 50 triệu đồng).

Khoản 2 Điều 198 dự thảo tăng mức phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỉ đồng (quy định hiện hành 100-500 triệu đồng) hoặc phạt tù từ 1-5 năm đối với các trường hợp gồm: Phạm tội có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; dùng thủ đoạn xảo quyệt; thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên (quy định hiện hành 50 triệu đồng trở lên).

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

 

Bảo Vy (t/h)