Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Giấu chồng con đặt camera trong nhà, vợ quay được cảnh tượng đau lòng, lập tức ly hôn

Tôi đã nhìn thấy được góc khuất trong nhà của mình.

Tôi không thể ngờ rằng cái sai của mình đã khiến con phải chịu đựng nhiều như thế. Vậy mà lâu nay tôi không nhận ra.

Ảnh minh họa

Tháng trước, tôi thuê thợ về lắp 3 chiếc camera trong nhà mình bao gồm phòng khách và 2 phòng ngủ. Việc này tôi hoàn toàn giấu kín không nói với chồng và các con, nó nằm trong kế hoạch chuẩn bị ly hôn của tôi.

Tối ngày hôm đó, đúng như dự đoán, khi tôi đã lên giường, đọc một cuốn sách trước khi đi ngủ thì chồng tôi về. Anh vừa đi nhậu về, lạch cạch ngoài cửa một lúc lâu, sau đó tiến tới phòng khách, phòng bếp và cuối cùng là vào phòng ngủ tìm tôi.

Cũng như mọi lần say xỉn, anh luôn tìm cớ để mắng chửi và tác động vật lý với tôi. Khác với những lần trước, lần này tôi không chống trả, mặc cho chồng chửi và dùng vũ lực, tôi im lặng chịu trận vì biết anh đã sa phải bẫy của mình.

Ảnh minh họa

Ngày hôm sau tôi thức dậy với cơ thể đau nhức, thâm tím đầy những vết thương do bị chồng đánh ngày hôm qua nhưng tâm trạng thì vui tươi, thoải mái hơn vì tôi đã có được những bằng chứng để chuẩn bị cho cuộc ly hôn của mình.

Tôi ăn sáng, nhâm nhi một ly cafe và bắt đầu mở điện thoại, xem lại đoạn camera bị chồng hành hung vào đêm qua. Thế nhưng điều tôi không thể ngờ đến là tôi đã quay lại được nhiều hơn thế.

Bên cạnh căn phòng ngủ của tôi là phòng ngủ của con trai tôi. Lúc bố đánh mẹ là lúc thằng bé đang ngồi học bài. Camera ghi lại được toàn bộ thái độ của con từ lúc biết bố về nhà, mọi thứ khiến tôi vô cùng bất ngờ.

Ngay khi đứa trẻ biết bố về trong tình trạng xay xỉn, con không chạy ra đón bố như tâm lý của bao đứa trẻ mà bé tỏ ra bối rối và như đang tìm một nơi nào đó để lẩn trốn.

 

Ảnh minh họa

Đứa trẻ đã chọn gầm bàn học, nơi con đang ngồi. Trong suốt quá trình tôi bị chồng đánh, đứa trẻ đều nghe thấy tiếng rõ mồn một nhưng con ngồi thu mình lại dưới gầm bàn, lấy đôi bàn tay bịt chặt hai tai lại, cả người run lên vì sợ hãi. Qua camera, tôi còn thấy được đứa trẻ đã khóc rất nhiều và ngủ thiếp đi ngay tại gầm bàn đó.

Thú thực rằng buổi tối hôm đó, tôi bị chồng đánh tới mức mệt lả, khóc và cũng ngất đi lúc nào không hay. Nhưng lúc đó, tôi không hề biết rằng, trong căn phòng của con trai mình, đứa trẻ cũng phải chịu những cảm xúc giống tôi. Tôi cứ nghĩ con đã ngủ hoặc không hề hay biết về chuyện bố đánh mẹ.

Bởi những lần khác, tôi đều luôn cố che giấu vết thương của mình hoặc nói dối con đó là vết thương do tôi không may ngã mà có. 

Những biểu hiện của đứa trẻ từ đầu cho đến cuối đã khiến tôi hiểu ra rằng, hóa ra con đã biết tất cả, đoán được hết trình tự mà chồng có thể làm với tôi nhưng vì sức lực quá nhỏ nên con không biết phải làm thế nào, chỉ biết thu mình trong căn góc nhỏ.

Ảnh minh họa

Tôi bật khóc ngay tại chỗ khi xem lại được toàn bộ những góc camera trong phòng nhà mình và cảm thấy ân hận vì đã không ly hôn với chồng sớm hơn. Tôi luốn cố gắng tìm những bằng chứng để có thể vừa được quyền nuôi con, vừa nhận nhiều tài sản hơn sau khi ly hôn mà quên mất rằng, cuộc hôn nhân càng kéo dài càng gây nên những tổn thương tâm lý cho con trai của mình.

Ngay ngày hôm đó, tôi đã làm đơn ly hôn và đang băng khoăn tìm hướng giải quyết, chữa lành trái tim tổn thương cho con trai của mình.

Tâm sự từ độc giả tangia....

Bạo lực gia đình là một vấn đề nghiêm trọng và phức tạp, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý và sự phát triển của trẻ em. Nỗi đau mà trẻ phải gánh chịu không chỉ đến từ những trận đòn hay lời nói xúc phạm, mà còn từ môi trường sống đầy sợ hãi và căng thẳng.

Trẻ em sống trong gia đình có bạo lực thường cảm thấy bất an và thiếu thốn tình yêu thương. Chúng không chỉ là những nhân chứng thụ động mà còn là nạn nhân của những tác động tâm lý mạnh mẽ. Cảm giác tội lỗi, xấu hổ và bất lực thường khiến trẻ em không dám chia sẻ nỗi đau của mình với người khác. Họ có thể phát triển các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu, hoặc rối loạn hành vi.

Bạo lực gia đình cũng ảnh hưởng đến khả năng học tập và phát triển xã hội của trẻ. Những em có cha mẹ thường xuyên cãi vã hoặc có hành vi bạo lực có thể gặp khó khăn trong việc tập trung vào việc học. Chúng có thể bị cô lập, không kết nối được với bạn bè, và gặp khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ lành mạnh.

Hệ quả của bạo lực gia đình không chỉ dừng lại ở hiện tại; nó có thể kéo dài suốt đời. Những trẻ em lớn lên trong môi trường bạo lực có nguy cơ cao trở thành người lớn có hành vi bạo lực, hoặc ngược lại, họ có thể rơi vào tình trạng phụ thuộc vào những mối quan hệ không lành mạnh. Do đó, việc can thiệp và hỗ trợ kịp thời là rất cần thiết để giúp trẻ em thoát khỏi vòng luẩn quẩn này.

Cần có sự chung tay từ cộng đồng, nhà trường và các tổ chức xã hội để tạo ra môi trường an toàn cho trẻ em, nơi mà chúng có thể phát triển một cách toàn diện và hạnh phúc. Đồng thời, việc nâng cao nhận thức về tác hại của bạo lực gia đình cũng là một yếu tố quan trọng để ngăn chặn vấn đề này. Bằng cách cung cấp thông tin và hỗ trợ, chúng ta có thể giúp trẻ em lấy lại niềm tin vào cuộc sống và xây dựng tương lai tươi sáng hơn.

Phan Nguyễn/ Phụ nữ và Pháp luật