Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Khắc phục bất cập trong quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES).
Khắc phục bất cập trong quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm- Ảnh 1.

Khắc phục bất cập trong quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, Việt Nam là quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao, trong đó có nhiều loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. 

Việt Nam cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của các hoạt động buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã, có nhiều mẫu vật động vật hoang dã bị buôn bán trái pháp luật có nguồn gốc nước ngoài như voi, hổ, tê giác, tê tê…

Các hoạt động khai thác, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu, nuôi, trồng, chế biến, kinh doanh mẫu vật động vật hoang dã cần được quản lý theo quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước CITES.

Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương trong việc quản lý động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm 

Dự thảo Nghị định được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung còn phù hợp của Nghị định số 06 và Nghị định số 84, đồng thời khắc phục những tồn tại, bất cập; bổ sung những quy định mới phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn quản lý; có tính khả thi cao, tránh sự chồng chéo, thiếu thống nhất.

Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương trong việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và động vật, thực vật thuộc Phụ lục CITES; gắn quyền, lợi ích hợp pháp và trách nhiệm của người dân địa phương khi tham gia.

Bảo đảm đơn giản hoá thủ tục hành chính, quy định rõ các điều kiện đầu tư, kinh doanh, cắt giảm tối đa thời gian cấp các loại giấy phép, chứng chỉ; bảm đảo tính khả thi của dự thảo Nghị định, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và nhận thức, ý thức pháp luật của tổ chức, cá nhân trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

 

Theo Minh Hiển/baochinhphu.vn