Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Lăng kính chứng khoán 21/8: Phục hồi lên 1.280 điểm

Trong những phiên tới, khả năng chỉ số VN-Index sẽ kiểm định lại ngưỡng kháng cự 1.280 điểm. Nhà đầu tư chứng khoán được khuyến nghị tiếp tục quan sát diễn biến của thị chờ đợi thị trường tạo lập vùng giá cân bằng mới.

Nhận định đầu tư

Chứng khoán Đông Á (DAS): Sau ba phiên giao dịch, VN-Index tăng thêm 50 điểm, tâm lý nhà đầu tư hung phấn, thu hút dòng tiền nhập cuộc. Thị trường có xu hướng tiếp phục hồi lên vùng kháng cự ngắn hạn tương ứng với VN-Index 1.280 điểm.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng với kết quả kinh doanh ổn định và lợi nhuận vượt trội hơn thị trường chung, là động lực hỗ trợ thị trường trong những tháng cuối năm.

Lăng kính chứng khoán 21/8: Phục hồi lên 1.280 điểm- Ảnh 1.

Diễn biến chỉ số VN-Index ngày 20/8 (Nguồn: FireAnt).

Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Vùng giá 1.272 điểm ở thời điểm hiện tại đã tiệm cận đường kháng cự chéo 1.270 – 1.280 điểm. Một vài chỉ báo RSI và MACD đã vượt lên vùng 50 điểm - mở ra khả năng có thể điều chỉnh khi vùng kháng cự đang cận kề.

Nhà đầu tư giải ngân ở vùng giá 1.220 và 1.240 điểm có thể hạ một phần tỉ trọng tại ngưỡng 1.280 – 1.300 điểm. Đối với nhà đầu tư trung và dài hạn, có thể tiếp tục nắm giữ và tăng tỉ trọng khi VN-Index vượt 1.300 điểm.

Chứng khoán Shinhan Việt Nam (SSV): Ngưỡng 1.280 – 1.320 là ngưỡng nhiều lần chưa vượt qua được trong năm nay, nên thị trường sẽ khó tránh khỏi nhịp rung lắc trong nhịp tới.

Trong những phiên tới, khả năng chỉ số VN-Index sẽ kiểm định lại ngưỡng kháng cự 1.280 điểm. Trong trường hợp không chinh phục được thì sẽ quay xuống kiểm định cầu quanh hỗ trợ 1.250 –1.270 điểm.

Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục quan sát diễn biến của thị chờ đợi thị trường tạo lập vùng giá cân bằng mới. Nhà đầu tư chỉ nên tham gia với tỉ trọng thấp vì vùng 1.250 điểm là vùng kháng cự tương đối mạnh.

Khuyến nghị đầu tư

- MSN (CTCP Tập đoàn Masan): Giá hợp lý 96.400 đồng/cổ phiếu (giá hiện tại 77.600 đồng/cổ phiếu).

CTCK Bảo Việt (BVSC) dự báo năm 2024, Masan đạt 86.840 tỷ đồng (tăng 11% so với cùng kỳ) và lợi nhuận ròng đạt 2.766 tỷ đồng (gấp 6,6 lần).

Dự báo lần này có một số thay đổi chính: điều chỉnh tăng đóng góp lợi nhuận từ Techcombank; bổ sung thêm khoản lợi nhuận bất thường khoảng 1.000 tỷ của Masan Hi-Tech Materials trong việc bán 100% H.C Starck cho Mitsubishi, dự kiến sẽ ghi nhận trong nửa cuối năm nay.

Điều này đồng nghĩa với việc kỳ vọng lợi nhuận 2 quý còn lại bình quân 650–700 tỷ đồng/quý, chưa tính các khoản bất thường, cao hơn từ 30-40% so với quý II.

BVSC cho rằng sự phục hồi mạnh mẽ của kết quả kinh doanh cốt lõi cộng với khoản lợi nhuận bất thường từ Masan Hi-Tech Materials sẽ mang lại nhiều động lực tích cực cho giá cổ phiếu MSN trong nửa cuối năm 2024. Do đó, bằng phương pháp SoTP, BVSC xác định giá hợp lý của MSN là 96.400 đồng/cổ phiếu.

- TCM (CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công): Giá mục tiêu 58.500 đồng/cổ phiếu(giá hiện tại 48.850 đồng/cổ phiếu.

Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho biết lũy kế 7 tháng đầu năm 2024, PHS ước tính TCM ghi nhận doanh thu thuần và lãi sau thuế lần lượt là 2.214 tỷ đồng (tăng 17%) và 165 tỷ đồng (tăng 116% so với cùng kỳ), lần lượt hoàn thành 60% và 102% so với kế hoạch doanh thu lợi nhuận 2024 TCM đề ra.

Mặt khác, biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng trong quý II/2024 lần lượt cải thiện đáng kể lên mức 18% (tăng 470 điểm cơ bản so với cùng kỳ) và 8,5% (tăng 820 điểm cơ bản) nhờ giá bông nguyên liệu đầu vào giảm 20,4% tính đến cuối tháng 7/2024; TCM ít chịu rủi ro liên quan đến cước vận tải tăng cao nhờ thị trường chính là Châu Á; TCM sản xuất theo phương thức FOB cấp 2 có giá trị gia tăng cao nhờ lợi thế sở hữu chuỗi giá trị Dệt – Nhuộm – May hoàn chỉnh.

Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ vẫn là ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của TCM với tỉ trọng tính đến tháng 7/2024 đạt lần lượt là 28%, 20% và 20% trong cơ cấu doanh thu.

Trong 7 tháng đầu năm 2024, doanh thu xuất khẩu đến Hàn Quốc và Nhật Bản đều chứng kiến sự tăng trưởng mạnh, lần lượt đạt 617 tỷ đồng (tăng 27,3%) và 448 tỷ đồng (tăng 9,6%). Trong khi đó, doanh thu xuất khẩu của TCM đến Mỹ thu hẹp lại còn 447 tỷ đồng (giảm 8,8%).

PHS nhận thấy rằng TCM có xu hướng đẩy mạnh đơn hàng đến Nhật Bản và Hàn Quốc nhờ vào đơn hàng ổn định dành cho công ty mẹ Eland Hàn Quốc và cả 2 thị trường này đều có tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ quần áo và phụ kiện phục hồi tốt hơn so với Mỹ.

Trần Thị Tú Anh/ Người Đưa Tin