Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Lăng kính chứng khoán 30/5: Xu hướng tăng điểm vẫn đang được bảo lưu

Theo KBSV, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt mốc điểm 1.300 trong những phiên tới trước khi có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh trở lại.

Nhận định đầu tư

Chứng khoán Beta: Theo quan điểm kỹ thuật, xu hướng ngắn hạn của VN-Index vẫn được duy trì tích cực, tuy nhiên đã có phần suy yếu sau phiên điều chỉnh khi đường MACD dần thu hẹp khoảng các với đường Signal thể hiện những yếu tố rủi ro vẫn còn hiện hữu trên thị trường.

Trong giai đoạn này, vùng 1.250 - 1.260 điểm tiếp tục đóng vai trò hỗ trợ ngắn hạn của VN-Index.

Chứng khoán Asean (Aseansc): Trong ngắn hạn, khả năng cao thị trường sẽ tiếp tục vận động trung lập trong biên độ 1.250 - 1.285 điểm. Sự cải thiện ở động lượng thanh khoản sẽ là yếu tố tiên quyết để chỉ số bứt phá trong các phiên tới.

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV): Chỉ số một lần nữa kiểm định thất bại vùng kháng cự gần 1.28x và áp lực phân phối ngày càng trở nên rõ nét hơn khi biên độ giảm điểm bao trùm toàn bộ nến tăng điểm ngày 28/5, phủ định lại nỗ lực vượt đỉnh ngắn hạn.

Mặc dù vậy, xu hướng tăng điểm trong ngắn hạn vẫn đang được bảo lưu và chỉ số được kỳ vọng sẽ vượt mốc điểm 1.300 trong những phiên tới trước khi có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh trở lại.

chungkhoan-nguoiduatin-1717034904.jpg
Ảnh minh họa.

Tin vắn chứng khoán

- Giá điện, giá thịt lợn leo thang đẩy CPI tháng 5 tăng 4,44% so cùng kỳ. Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024 do Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/5, giá thịt lợn và giá điện sinh hoạt là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2024 tăng 0,05% so với tháng trước.

So với tháng 12/2023 CPI tháng 5 tăng 1,24% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,44%. Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,03% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,78%.

- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 5 đã khởi sắc hơn. Theo Tổng cục Thống kê, IIP trong tháng 5 tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,6%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,4%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,4%; riêng ngành khai khoáng giảm 9,4%.

Trần Thị Tú Anh/ Người Đưa Tin