Loại này thường mọc ở sườn đồi, thung lũng, ven đường và bụi rậm ở độ cao 500 đến 2500 mét hoặc mọc hoang ở các vùng núi như Quý Châu, Trung Quốc. Do giá trị dinh dưỡng của nó nên ở Quý Châu đã bắt đầu xuất hiện những vùng trồng công nghiệp với quy mô lớn.
Lê gai rất giàu vitamin C, vitamin P và SOD (superoxide dismutase). Các nhà dinh dưỡng đã thử nghiệm và phát hiện ra rằng, cứ 100 gam cùi lê gai chứa từ 2075 đến 2725 mg vitamin C, gấp 800 lần táo và 400 lần chuối, gấp 100 lần quýt, 22 lần cà chua, 10 lần kiwi. Vì vậy, nó được mệnh danh là “vua vitamin C”, hàm lượng vitamin C trong loại quả này cao hơn nhiều so với các loại rau củ quả thông thường.
Tác dụng tuyệt vời của quả lê gai
- Bảo vệ gan, chống ung thư, nâng cao miễn dịch: Lê gai chứa một loại enzym chống oxy hóa quan trọng, có hoạt tính sinh lý đặc biệt, là chất chủ yếu trong cơ thể để loại bỏ gốc tự do. Do đó, nó có tác dụng hỗ trợ nâng cao miễn dịch, giảm tác hại của kim loại nặng, bảo vệ gan và chống ung thư.
- Chống lão hóa: Lê gai rất giàu superoxide dismutase (SOD). Ăn trái lê tươi và các sản phẩm chế biến có thể làm tăng hoạt động của SOD trong cơ thể người, giảm lipid peroxide (LPO) và có tác dụng chống lão hóa rõ rệt.
- Chống viêm và chống dị ứng: Lê gai rất bổ dưỡng. Theo nghiên cứu, vitamin C có trong loại quả này giúp thúc đẩy sự hình thành các kháng thể và có tác dụng chống viêm, chống dị ứng.
Lê gai có thể ăn tươi (chỉ cần bỏ gai và hạt là có thể ăn), cũng có thể chế biến thành quả khô. Những người bệnh ung thư có thể ăn tươi, ép lấy nước, hoặc sau khi phơi khô có thể dùng quả khô pha trà để uống!
Những người không nên ăn lê gai
Lê gai có tính lạnh và chứa một lượng nhất định các chất axit và chất xơ, nên người có dạ dày yếu hoặc gặp vấn đề về tiêu hóa cần thận trọng khi ăn. Người bình thường cũng cần chú ý liều lượng, ăn quá nhiều có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày và gây ra tiêu chảy. Khuyến cáo rằng mỗi ngày không nên ăn quá mức.