Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Món ăn "cứu đói" thời bao cấp nay thành đặc sản, lại tốt cực kỳ cho sức khỏe mà nhiều người sai lầm ngó lơ

Dọc mùng đã trở thành đặc sản ở thành phố, vừa ngon vừa có những tác dụng đối với sức khỏe. 

Theo Tri thức và Cuộc sống, dọc mùng hay còn gọi là cây môn là loài cây mọc hoang quen thuộc ở các vùng quê Việt Nam. Loài cây này sống khỏe, dễ trồng, mọc tốt cả ở nơi ẩm ướt lẫn trên cạn mà không cần chăm bón cầu kỳ. Từ bao đời nay, dọc mùng đã gắn liền với bữa ăn đạm bạc của người dân quê với những món dân dã như canh cá nấu môn, môn xào, hay dọc mùng muối chua - món ăn từng được xem là “món của nhà nghèo”.

Dọc mùng muối chua thường ăn kèm với cá kho, nấu canh chua hoặc xào tỏi, xào tóp mỡ. Có thời điểm, món ăn dân dã ấy dần rơi vào quên lãng, chỉ còn một vài gia đình lớn tuổi duy trì cách làm truyền thống. Nhưng gần đây, dọc mùng muối lại trở thành món đặc sản “gây sốt” trên chợ mạng. Cái vị chua thanh, giòn mềm của dưa mùng khiến nhiều người thành phố mê mẩn, nhất là vào những ngày hè.

 

Món ăn amp;#34;cứu đóiamp;#34; thời bao cấp nay thành đặc sản, người thành phố ưa chuộng vì hương vị lạ, tốt cho sức khỏe - 1
 
 

Giá một hũ dưa mùng dao động từ 40.000 - 60.000 đồng, tùy loại và cách đóng gói. Muốn có được hũ dưa mùng ngon, người làm phải chọn ngày nắng để thu hái. Cây được cắt sát gốc, bỏ lá, bó thành từng bó mang về. Sau đó, dựng cây ở nơi râm mát cho chảy hết mủ, rồi bóc sạch lớp vỏ bên ngoài. Mùng được cắt khúc, phơi héo, bóp kỹ với muối nhiều lần để hết ngứa, rồi mới đem muối với nước muối loãng. Nếu muốn món dưa nhanh lên men, có thể thêm một ít nước vo gạo, chỉ khoảng 4-5 ngày sau là ăn được. Dưa muối ngon phải có màu trắng đẹp, vị chua dịu, giòn và không bị nhớt.

Món ăn amp;#34;cứu đóiamp;#34; thời bao cấp nay thành đặc sản, người thành phố ưa chuộng vì hương vị lạ, tốt cho sức khỏe - 2

Từ món ăn từng bị lãng quên, dưa mùng muối nay đã có mặt trong mâm cơm của không ít gia đình thành thị. Giữa cuộc sống hiện đại với đủ đầy cao lương mỹ vị, đôi khi một hũ dưa mùng dân dã lại mang đến cảm giác ấm lòng, gợi nhớ ký ức quê hương mộc mạc ngày xưa.

Ngoài muối chua, dọc mùng còn dùng để nấu canh chua, kho cá, nấu bún dọc mùng, bóp gỏi... Ngày hè, dọc mùng được nhiều người ưa thích vừa thanh mát, giải độc. Không chỉ ngon miệng, cây dọc mùng còn có những lợi ích tuyệt vời với sức khỏe. Theo y học hiện đại, trong khoảng 100g dọc mùng chứa 95g nước, 0,25g protein và lương bột đường là 3,8g. Dọc mùng chứa lượng lớn phốt pho, kali, canxi, magie, sắt, vitamin C.

Những tác dụng của cây dọc mùng

Ức chế hoạt động của gốc tự do

Gốc tự do chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như viêm khớp, bệnh tim, gout và ung thư. Thành phần vitamin C có trong dọc mùng giúp ngăn ngừa những tổn thương gây ra bởi các gốc tự do.

Các gốc tự do được hình thành và tích tụ trong quá trình phân hủy thực phẩm hay tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá hay các tia phóng xạ.

Món ăn amp;#34;cứu đóiamp;#34; thời bao cấp nay thành đặc sản, người thành phố ưa chuộng vì hương vị lạ, tốt cho sức khỏe - 3

Cân bằng nội tiết tố

Sức khỏe nội tiết tố được tăng cường nhờ thành phần kẽm có trong dọc mùng. Nguyên nhân là do nó có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hormone cũng như hormone testosterone tự nhiên.

Cải thiện chứng mất ngủ

Magie là thành phần có trong dọc mùng giúp người bệnh có một giấc ngủ ngon. Những người có mức tiêu thụ magie thấp có nguy cơ mất ngủ cao.

Một số nghiên cứu cho thấy những người có bổ sung magie có thể làm tăng hiệu quả giấc ngủ. Tác dụng này là do magie giúp giảm các triệu chứng mất ngủ hiệu quả, tăng cường hiệu quả giấc ngủ, khởi phát giấc ngủ và thời gian ngủ.

Có lợi cho sức khỏe tim mạch

Magie không chỉ giúp cơ thể có giấc ngủ ngon hơn mà còn ngăn chặn các rối loạn nhịp tim hay tổn thương tim.

Khi cơ thể thiếu hụt magie sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dễ gây tử vong. Do đó, nên bổ sung dọc mùng vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Hạn chế các bệnh về mắt

Hàm lượng vitamin A và E cần thiết cho mắt, nhất là bệnh thoái hóa điểm vàng thường gặp ở người cao tuổi. 

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ nhiều vitamin A và vitamin E giúp cải thiện thị lực và chữa bệnh ở những người đã trải qua phẫu thuật mắt bằng laser.

Tác hại của dọc mùng nếu ăn sai cách

- Gây ngứa nếu sơ chế không kỹ: Dọc mùng chứa chất gây ngứa, cần được lột vỏ, ngâm nước muối và vắt kỹ trước khi nấu. Ăn khi chưa chế biến đúng cách sẽ khiến ngứa miệng, họng.

- Không phù hợp với người bị gút, viêm khớp: Dọc mùng làm tăng acid uric trong máu, có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Người mắc gút hoặc khớp nên kiêng dùng.

- Dễ gây dị ứng nghiêm trọng: Người có cơ địa dị ứng nên tránh dọc mùng vì có thể dẫn đến ngứa, phát ban, khó thở, thậm chí sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng nếu không xử lý kịp thời.

Theo tìm hiểu, dọc mùng, còn được gọi là bạc hà, là một nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và thanh mát, đặc biệt thích hợp cho những ngày hè nóng bức. Một số món ăn phổ biến với dọc mùng có thể kể đến như bún dọc mùng, nộm dọc mùng, canh chưa cá dọc mùng và dọc mùng xào.

Dưới đây là một số món ăn ngon và dễ làm từ dọc mùng:

1. Bún dọc mùng:

  • Nguyên liệu:

    Bún tươi, dọc mùng, sườn non hoặc giò heo, hành lá, rau thơm, gia vị.

  • Cách làm:

    Nấu nước dùng từ sườn hoặc giò heo, thêm dọc mùng đã sơ chế (cắt miếng, bóp muối, rửa sạch), nêm nếm gia vị vừa ăn. Thêm bún, rau thơm, hành lá và thưởng thức.

2. Nộm dọc mùng:

  • Nguyên liệu:

    Dọc mùng, tôm, thịt ba chỉ, rau thơm, lạc rang, nước mắm chua ngọt.

  • Cách làm:

    Dọc mùng thái mỏng, bóp muối, rửa sạch. Tôm, thịt luộc chín, thái mỏng. Trộn đều các nguyên liệu, thêm nước mắm chua ngọt, lạc rang, rau thơm và thưởng thức.

3. Canh chua cá dọc mùng:

  • Nguyên liệu:

    Cá (cá diêu hồng, cá quả...), dọc mùng, cà chua, thơm, giá đỗ, rau thơm, gia vị.

  • Cách làm:

    Phi thơm hành, cho cá vào xào sơ. Thêm nước, cà chua, thơm, giá đỗ, nêm nếm gia vị. Khi canh sôi, cho dọc mùng vào và nấu chín. Thêm rau thơm và thưởng thức.

4. Dọc mùng xào:

  • Nguyên liệu: Dọc mùng, thịt bò hoặc tôm, tỏi, hành lá, gia vị.
  • Cách làm: Dọc mùng cắt miếng, bóp muối, rửa sạch. Xào thịt bò hoặc tôm với tỏi cho chín, thêm dọc mùng vào xào nhanh tay. Nêm nếm gia vị, thêm hành lá và thưởng thức. 

Lưu ý khi chế biến dọc mùng:

  • Để dọc mùng không bị ngứa, sau khi cắt miếng, cần bóp với muối, rửa sạch nhiều lần và vắt ráo nước. 
  • Khi xào, nên xào nhanh tay để dọc mùng giữ được độ giòn. 

Ngoài ra, dọc mùng còn có thể dùng để muối chua, ăn kèm với các món khác như bánh đa, bánh mướt, mắm tôm. Dọc mùng cũng có thể được phơi khô để bảo quản và dùng dần, rất tiện lợi khi chế biến các món ăn. 

 
Nhật Hạ (t/h)