Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Người dân đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế như thế nào khi ngừng cấp thẻ BHYT giấy?

Người dân đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế có thể dùng VssID, VNeID, thẻ điện tử trên các ứng dụng hoặc căn cước gắn chip.

233a3836-1700448735-2525-1700448-1748337269.jpg

Ảnh minh họa.

VnExpress thông tin, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông báo từ ngày 1/6 sẽ không cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bản giấy trong trường hợp người dân đề nghị cấp lại, cấp đổi thẻ mới. Cán bộ ngành bảo hiểm sẽ trực tiếp hướng dẫn người dùng cài đặt VssID, VNeID, sử dụng ảnh thẻ BHYT điện tử trên các ứng dụng khi cần đến bệnh viện. Với những thẻ giấy còn hạn sử dụng, người dân dùng đi khám chữa bình thường.

Quy định nằm trong chương trình chuyển đổi số của ngành bảo hiểm xã hội nhằm cắt giảm thủ tục hành chính. Cơ quan này khuyến cáo người dân cài đặt các ứng dụng trên để có thể dùng ảnh thẻ BHYT điện tử thay thế thẻ giấy, liên kết thông tin BHYT với căn cước công dân gắn chip để đồng bộ dữ liệu.

Để tích hợp thẻ BHYT vào VNeID, người dân cần cập nhật phiên bản mới nhất của ứng dụng. Sau đó đăng nhập, chọn mục Ví giấy tờ tới Tích hợp thông tin, chọn Tạo mới yêu cầu và nhập số thẻ BHYT cùng thông tin đơn vị cấp thẻ để hoàn tất.

Trên VssID, hầu hết tài khoản đã được xác thực với dữ liệu về dân cư, cập nhật số căn cước công dân. Người dân có thể đăng nhập để kiểm tra, nếu đã có số căn cước mới thì không cần cập nhật. Trường hợp vẫn hiển thị số chứng minh thư cũ thì thay đổi thông tin trực tuyến theo hướng dẫn, nhưng vẫn phải đến cơ quan Bảo hiểm xã hội gần nhất để xác nhận và hoàn tất việc thay đổi thông tin trên hệ thống.

Nếu không thể thực hiện, người dân liên hệ với cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương, gần nhất là cấp huyện hoặc Bảo hiểm xã hội khu vực để được hỗ trợ.

Theo Báo Đầu tư, 

Để đảm bảo quyền lợi và tránh bị gián đoạn trong quá trình khám chữa bệnh, người dân cần thực hiện các bước sau: Cài đặt ứng dụng VssID hoặc VNeID trên điện thoại thông minh để có thể sử dụng hình ảnh thẻ BHYT điện tử thay cho thẻ giấy. Liên kết thông tin BHYT với CCCD có gắn chip để đảm bảo dữ liệu được đồng bộ.

Liên hệ với cơ quan BHXH địa phương để được hỗ trợ cài đặt ứng dụng nếu chưa thể thực hiện được hoặc không có CCCD gắn chip. BHXH Việt Nam cho biết từ ngày 1/6/2025, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ chỉ cấp thẻ BHYT giấy đối với những trường hợp không thể sử dụng các phương thức trên. Điều này sẽ góp phần đẩy nhanh tiến trình số hóa, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả người dân và cơ quan nhà nước.

Để sử dụng ứng dụng VNeID hoặc VssID thay cho thẻ BHYT giấy, người dân có thể tự tích hợp thẻ BHYT vào các ứng dụng này theo các bước đơn giản: Tích hợp thẻ BHYT vào VNeID: Trước tiên, người dân cần cập nhật phiên bản mới nhất của ứng dụng VNeID. Sau đó, mở ứng dụng và đăng nhập, chọn mục Ví giấy tờ, rồi chọn Tích hợp thông tin.

Tiếp theo, chọn Tạo mới yêu cầu và nhập số thẻ BHYT cùng thông tin đơn vị cấp thẻ để hoàn tất việc tích hợp. Cập nhật thông tin trên VssID: Nếu tài khoản VssID chưa được cập nhật với thông tin số CCCD hoặc mã số định danh cá nhân, người dùng có thể làm theo hướng dẫn trên ứng dụng để cập nhật thông tin, đảm bảo dữ liệu chính xác và đồng bộ.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực BHYT không chỉ giúp giảm thủ tục hành chính mà còn nâng cao hiệu quả quản lý và tiết kiệm chi phí cho toàn bộ hệ thống. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, xác thực hơn 99,8 triệu nhân khẩu và triển khai sử dụng CCCD gắn chip thay cho thẻ BHYT giấy.

Hệ thống này đã giúp rút ngắn thời gian làm thủ tục khám chữa bệnh xuống còn 6-15 giây. Bên cạnh đó, việc kết hợp sử dụng VssID và VNeID sẽ giúp người dân dễ dàng tra cứu thông tin bảo hiểm, tránh phải mang theo thẻ BHYT giấy và giảm thiểu các thủ tục giấy tờ khi đi khám chữa bệnh.

Về khám chữa bệnh BHYT, Bộ Y tế đã ban hành Văn bản số 2909/BYT-BH yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh phải thực hiện các quy định về việc đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu, chuyển tuyến và sử dụng phiếu hẹn khám lại theo Thông tư số 01/2025/TT-BYT.

Bộ yêu cầu không để phát sinh thủ tục hành chính gây phiền hà cho người bệnh và đảm bảo sự thuận tiện trong việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám chữa bệnh.

Các cơ sở y tế cần triển khai các quy trình phù hợp để chuyển bệnh nhân giữa các cơ sở y tế, đặc biệt là các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành. Các địa phương giáp ranh cần phối hợp chặt chẽ để thống nhất quy trình chuyển bệnh giữa các tỉnh, thành phố, nhằm giảm thiểu tình trạng quá tải tại các cơ sở y tế.

Thông tư 01/2025/TT-BYT quy định phiếu chuyển tuyến có giá trị trong 10 ngày làm việc kể từ ngày ký. Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, bệnh hiểm nghèo, phiếu chuyển tuyến có thể có giá trị lên đến 1 năm, giúp bệnh nhân tiếp tục được điều trị lâu dài tại các cơ sở chuyên khoa phù hợp.

Việc triển khai các quy định mới trong lĩnh vực BHYT không chỉ góp phần bảo vệ quyền lợi người dân mà còn giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế, tạo thuận lợi cho việc khám chữa bệnh, đồng thời đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số trong công tác bảo hiểm xã hội.

Tính đến đầu năm 2025, cả nước có 95,52 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 94,2% dân số tham gia BHYT, tăng 2% so với năm 2023.

Năm 2024, đã có 186,2 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT được ghi nhận, với số tiền đề nghị thanh toán lên tới 142.985 tỷ đồng. Việc triển khai các quy định mới không chỉ góp phần bảo vệ quyền lợi người dân mà còn giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân trong quá trình khám chữa bệnh.

Nhật Hạ (t/h)