Khởi nghiệp vỏn vẹn số vốn 1,2 triệu đồng
Là chị cả trong một gia đình có 5 chị em ở một cùng quê nghèo, từ bé chị Phương Bắc đã phải cùng cha mẹ và các em rời quê hương Tân Kỳ vào lập nghiệp tại vùng Phi Liêng, huyện Lâm Hà (nay là huyện Đam Rông), tỉnh Lâm Đồng.
Sau khi lớn lên làm công nhân may ở Bình Dương, đồng lương ít ỏi nên chị quyết định về quê lập nghiệp. Sau một thời gian chị dành dụm được số tiền 1,2 triệu đồng. Mặc dù số tiền ít ỏi, nhưng chị nhen nhóm ý tưởng, khát khao làm giàu.
Ban đầu, chị quyết định thu mua cà phê của các hộ gia đình trong buôn, sau đó mang đi bán cho các đại lý. Chẳng bao lâu chị Bắc đã tích lũy được số vốn đáng kể, trở thành chủ đại lý thu mua cà phê và cung ứng phân bón cho người dân.
Chia sẻ với báo Quân Đội Nhân Dân, chị Bắc cho biết, vùng đất Đam Rông, Lâm Đồng "đất rộng người thưa, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, nguồn nước dồi dào, nhiều lâm thổ sản quý. Rất phù hợp để phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại”, đây là những lợi thế sẵn có để phát triển kinh tế.
Chị Bắc tiếp tục mở rộng mô hình kinh tế bằng cách mua đất để trồng cà phê, sầu riêng, trồng dứa, nuôi bò, nuôi cá tầm. Nhờ sự nhạy bén, chịu khó, gia đình chị đã sở hữu 9ha cà phê, cho năng suất hơn 20 tấn nhân/năm. Bên cạnh đó, tận dụng đất cà phê, chị trồng xen 500 cây sầu riêng và 1.000 cây dứa Cayenne, trồng cỏ nuôi bò thịt, có 2ha đất xây dựng trang trại nuôi cá tầm, sản lượng đạt khoảng 25 tấn mỗi năm. Từ mô hình kinh tế lấy ngắn nuôi dài này đã giúp cho gia đình chị Bắc thu lợi nhuận cao, ổn định, đạt khoảng 5 tỷ đồng/năm.
Theo Dân Việt, trích lời chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thành – Chủ tịch UBND xã Rô Men cho biết: "Chị Nguyễn Phương Bắc là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tại địa phương. Mô hình kinh tế tổng hợp nuôi cá tầm, trồng cà phê xen canh sầu riêng, trồng dứa và nuôi bò thịt đang mang lại hiệu quả rất cao. Đặc biệt, mô hình nuôi cá tầm mang lại doanh thu hàng tỷ đồng, đang được xã và huyện định hướng để người dân phát triển tại xã Rô Men.
Không chỉ tập trung làm giàu cho bản thân với doanh thu ổn định, hàng tỷ đồng mỗi năm, chị Bắc còn tạo công ăn việc làm cho khoảng 14 lao động thường xuyên với mức lượng khoảng 8 triệu đồng/tháng.
Sau khi có vốn nhiều, năm 2021, vợ chồng chị Nguyễn Phương Bắc mua đất lập trang trại để bảo tồn, trồng thảo dược kết hợp mô hình du lịch sinh thái.
Với diện tích đất khoảng 12ha của mình, chị Bắc đã trồng 3-4ha xạ đen, trinh nữ hoàng cung, quế, hồi, các cây thuốc sẵn có trong vườn như trà dây rừng, chuối rừng, thủ phục linh cũng được chị giữ lại để bảo tồn, giữ gìn môi trường xanh, thuận tự nhiên.
Bên cạnh đó, vào năm 2022, chị Bắc quyết định theo học một lớp bào chế thuốc nam tại Hà Nội. Hiện nay, chị Bắc đã có thể tự sơ chế hay kết hợp một số vị thuốc để làm trà.
Nhờ nỗ lực chăm chỉ làm việc và không ngần ngại đầu tư cho nông nghiệp mà chị Nguyễn Phương Bắc vinh dự được trao tặng danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023" do Trung ương Hội nông dân Việt Nam trao tặng. Ngoài ra, chị Bắc còn đóng góp rất nhiều công sức trong phong trào xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo cho người dân tại địa phương. Hiện chị Nguyễn Phương Bắc đang là Đại biểu Hội đồng Nhân dân xã nhiệm kỳ 2021-2026".
Tác dụng cây trinh nữ hoàng cung
Trinh nữ hoàng cung là dược liệu quý có nguồn gốc Ấn Độ và được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Y học cổ truyền.
Trinh nữ hoàng cung còn được gọi là Tỏi tơi lá rộng hay Náng lá rộng. Chúng có tên khoa học là Crinum latifolium L, thuộc họ Amarylidaceae. Trinh nữ hoàng cung là loại cây ưa sáng. Vì vậy, chúng thích hợp để trồng ở những vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm và nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng từ 22 – 270C. Tại Việt Nam, dược liệu này được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Nam từ Đà Nẵng trở vào.
Theo thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc cho hay, cây trinh nữ hoàng cung còn có tên gọi khác là náng lá rộng, tỏi lơi lá rộng, tây nam văn châu lan, tỏi Thái Lan, vạn châu lan hay thập bát học sỹ. Trinh nữ hoàng cung thuộc dạng cây cỏ, thân hành như củ hành tây to, đường kính từ 10 tới 15cm, bẹ lá úp nhau thành một thân giả dài khoảng 10 đến 15cm, nhiều lá mỏng kéo dài, hai bên mép lá lượn sóng. Từ thân hành của cây mọc rất nhiều củ con có thẻ tách ra để trồng riêng dễ dàng.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây trinh nữ hoàng cung gồm lá cây, thân hành và củ. Trong y học cổ truyền, trinh nữ hoàng cung có vị đắng, chát, tác dụng gây sung huyết da, tăng huyết áp tạm thời, là thuốc kháng sinh mạnh, giúp ức chế khối u, ức chế phát triển của tế bào ung thư.