Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Thanh Thủy (Phú Thọ): Động đất phát sinh trên hệ thống đứt gãy của sông Hồng

Đó là nhận định của TS. Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu liên quan đến vụ động đất vừa xảy ra ở Thanh Thủy (Phú Thọ).

Chiều 9/1, vừa xảy ra trận động đất với quy mô nhỏ tại Phú Thọ. Đáng chú ý, đây là trận động đất thứ hai trên cả nước tính riêng trong ngày hôm nay.

Thông tin từ Viện Vật lý địa cầu, hồi 16 giờ 18 phút 23 giây (giờ Hà Nội) ngày 09/11, một trận động đất có độ lớn 3.3 độ richter vừa xảy ra tại khu vực huyện Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ)

Tâm chấn động đất tại tọa độ 22.226 độ vĩ Bắc, 105.344 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 15.6 km. Cấp độ rủi ro thiên tai bằng 0.

6-1731152966.png
Trận động đất chiều nay tại Phú Thọ được đánh giá không gây ra rủi ro. Ảnh: Viện Vật lý địa cầu.

Cùng ngày, khoảng 5h38', một trận động đất có độ lớn 2,8 độ richter xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, có độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Theo thống kê của Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu, từ đầu năm 2024 đến hết tháng 10, cả nước xảy ra 416 trận động đất nhỏ tại các tỉnh Kon Tum, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Nội... Trong số đó, có khoảng 400 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plong của tỉnh Kon Tum.

7-1731153254.jpg
Một góc huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) nhìn từ trên cao.

Trao đổi trên Báo Chính phủ, TS. Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết, động đất ở Phú Thọ được nhận định là động đất tự nhiên phát sinh trên hệ thống đứt gãy sông Hồng. Theo thống kê 100 năm qua, trong phạm vi bán kính 50km từ khu vực chấn tâm này đã ghi nhận 43 trận động đất có độ lớn từ 2,5 đến 5,3. Trong đó, trận động đất có độ lớn M = 5,3 ghi nhận vào năm 1958 tại huyện Yên Lạc (tỉnh Vĩnh Phúc).

Trong khi đó, động đất xảy ra tại huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) Động xảy ra do quá trình tích nước của hồ chứa thủy điện tác động lên hệ thống đứt gãy sâu trong lòng đất.

 

Trần Giang (t/h)