Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Tạo thuận lợi cho thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ đấu thầu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BKHĐT quy định hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.

Thông tư số 02/2024/TT-BKHĐT gồm 6 chương, 39 điều và 3 phụ lục, thay thế Thông tư số 04/2019/TT-BKHĐT ngày 25/1/2019 quy định chi tiết đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu. 

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thông tư số 02/2024/TT-BKHĐT được xây dựng và ban hành để bảo đảm hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu phù hợp với quy định của Luật Đấu thầu năm 2023 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2024).

screenshot-2024-07-17-170707-1721211078.png
Trích một phần Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT.

Nếu như Thông tư số 04/2019/TT-BKHĐT quy định cá nhân tham gia trực tiếp vào các hoạt động lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu, thì Thông tư số 02/2024/TT-BKHĐT quy định, 2 đối tượng bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu là thành viên tham gia tổ chuyên gia và tổ thẩm định. 2 cơ quan được giao tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu là Cục Quản lý đấu thầu (Bộ KH&ĐT) và sở KH&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo Thông tư số 02/2024/TT-BKHĐT, chi phí dự thi cấp, cấp lại, cấp gia hạn chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu lần đầu tối đa là 800.000 đồng/thí sinh/kỳ thi; cấp lại hoặc cấp gia hạn là 100.000 đồng/lần. Mức thu này đã giảm 100.000 đồng so với chi phí dự thi sát hạch, cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo Quyết định số 1491/QĐ-BKHĐT ngày 13/10/2020.

Thông tư số 02/2024/TT-BKHĐT quy định người làm công tác đấu thầu có trách nhiệm tự cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu:

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT có nêu rõ đối tượng phải đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu là:

Người làm công tác đấu thầu có trách nhiệm tự cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu hoặc tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn do Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hoặc cơ sở đào tạo đấu thầu tổ chức.

Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định đấu thầu cần phải đáp ứng những điều kiện:

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều kiện năng lực, kinh nghiệm đối với tổ chuyên gia, tổ thẩm định

1. Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải đáp ứng yêu cầu sau đây:

a) Có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Tốt nghiệp đại học trở lên;

c) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu: có kinh nghiệm hoặc thực hiện các nội dung liên quan đến kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc các công việc về tài chính hoặc các công việc về pháp lý.

2. Cá nhân thực hiện thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nhiệm vụ được giao (không bao gồm tư vấn đấu thầu) không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.

3. Trường hợp cần ý kiến của chuyên gia chuyên ngành thì các chuyên gia này không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.

4. Đối với lĩnh vực y tế, trường hợp chủ đầu tư không có nhân sự đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì lựa chọn nhà thầu tư vấn để làm tổ chuyên gia, tổ thẩm định. Trường hợp không lựa chọn được nhà thầu tư vấn thì chủ đầu tư có quyền huy động, giao việc cho các nhân sự là các bác sỹ, dược sỹ, cán bộ quản lý hoặc mời các cán bộ thuộc Sở Y tế, Bộ Y tế và các chuyên gia trong lĩnh vực y tế tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định mà không phải đáp ứng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu phải đáp ứng mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.

Theo như quy định trên, thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải đáp ứng yêu cầu sau đây:

- Có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, trừ trường hợp:

+ Cá nhân thực hiện thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nhiệm vụ được giao (không bao gồm tư vấn đấu thầu) không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.

+ Trường hợp cần ý kiến của chuyên gia chuyên ngành thì các chuyên gia này không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.

- Tốt nghiệp đại học trở lên;

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu: có kinh nghiệm hoặc thực hiện các nội dung liên quan đến kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc các công việc về tài chính hoặc các công việc về pháp lý.

Thông tư số 02/2024/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 06/03/2024 và thay thế Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT ngày 25/1/2019 quy định chi tiết đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu./.

Hoàng Thủy