Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Tin cực vui cho hơn 1 triệu giáo viên: Từ ngày 1/1/2026, nhà giáo vẫn hưởng phụ cấp đặc biệt

Nhà giáo tiếp tục hưởng phụ cấp thâm niên cho đến khi cải cách tiền lương.

6-trang-dau-tong-quan-copy-17309487482241687946495-1750041752933562926226-1751791754256200856077-72-0-1322-2000-crop-17517917603442144559184-1751950890.jpeg

Ảnh minh họa.

Thông tin trên báo Lao Động, theo Kết luận 83-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị đã giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành đánh giá hiệu quả thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới trong khu vực công. Việc áp dụng hệ thống bảng lương mới sẽ được xem xét triển khai sau năm 2026.

Nghị quyết 27-NQ/TW nêu rõ: khi thực hiện chế độ tiền lương mới, sẽ tiến hành sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, trong đó bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu). Tuy nhiên, theo quy định chuyển tiếp tại khoản 2 Điều 42 của Luật Nhà giáo 2025 (có hiệu lực từ ngày 1.1.2026), nhà giáo vẫn tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên đến khi cải cách chính sách tiền lương được triển khai đầy đủ.

Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 42 Luật Nhà giáo 2025 có quy định như sau:

Trường hợp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án, kế hoạch tổ chức tuyển dụng nhà giáo, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nhà giáo trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Nhà giáo tiếp tục hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo cho đến khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nhân dân và người lao động trong doanh nghiệp.

Do đó, nếu xét theo quy định trên thì hiện nay vẫn chưa bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo vì vậy nhà giáo vẫn tiếp tục hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo cho đến khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nhân dân và người lao động trong doanh nghiệp.

Mức phụ cấp thâm niên nhà giáo hiện hành

Theo Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP, nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục và tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) sẽ được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 5% mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm công tác đủ 12 tháng sẽ được cộng thêm 1% phụ cấp thâm niên.

Phụ cấp thâm niên nhà giáo:

Được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng.

Dùng để tính đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm như BHXH, BHYT, BHTN.

Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng:

Như vậy, dù lộ trình cải cách tiền lương đang dần được triển khai, phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến khi có thay đổi chính thức. Việc giữ lại phụ cấp này thể hiện sự ghi nhận đóng góp lâu dài của đội ngũ nhà giáo và giúp ổn định thu nhập cho giáo viên trong thời gian chờ thực hiện hệ thống lương mới.

Xếp lại bảng lương một số chức danh nhà giáo

Dẫn lời ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT), Báo Giáo dục và Thời đại cho hay, tại dự thảo Nghị định quy định chính sách tiền lương, phụ cấp, chế độ hỗ trợ, thu hút đối với nhà giáo trong hồ sơ dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT dự kiến tham mưu Chính phủ xếp lại bảng lương của một số chức danh nhà giáo như: giáo viên mầm non, phổ thông, dự bị đại học, giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV… để bảo đảm tính thống nhất về bảng lương áp dụng với các chức danh nghề nghiệp viên chức nhà giáo và viên chức các ngành, lĩnh vực khác; đồng thời, bảo đảm mức sống của nhà giáo, giúp nhà giáo an tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

Đồng thời, dự thảo Nghị định cũng quy định hệ số lương đặc thù đối với nhà giáo với mức từ 1,1 đến 1,6 tùy theo cấp học, trình độ đào tạo bảo đảm lương nhà giáo cao hơn viên chức cùng bảng lương áp dụng của các ngành, lĩnh vực khác; giảm cách biệt về tiền lương giữa nhà giáo trẻ và nhà giáo lâu năm ở cùng vị trí việc làm.

Những giải pháp dự kiến này thực hiện trong bối cảnh việc trả lương vẫn đang thực hiện theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và sẽ là căn cứ để thực hiện sắp xếp lại tiền lương khi Chính phủ ban hành chính sách tiền lương mới bảo đảm lương của nhà giáo “được xếp cao nhất”.

Hiện tại, ngoài tiền lương theo bảng lương quy định chung đối với viên chức các ngành, lĩnh vực, nhà giáo còn được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo; phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo góp phần nâng cao thu nhập của nhà giáo. 

Ngoài ra, nhà giáo công tác tại các trường chuyên biệt, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn còn được hưởng một số loại phụ cấp, trợ cấp tương ứng.

Bên cạnh đó, ở một số vị trí việc làm, đối với một số loại công việc, nhà giáo còn được chi trả thêm các khoản phụ cấp, trợ cấp, thù lao khác như phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, phụ cấp lưu động, chính sách ưu đãi trong giáo dục hòa nhập...

Tiền lương nhà giáo được xếp cao nhất

Thực tế cho thấy, việc áp dụng bảng lương nhà giáo chung như các viên chức các ngành, lĩnh vực khác chưa thể hiện được mức độ phức tạp của từng ngành, nghề khác nhau.

Bảng lương áp dụng đối với đa số nhà giáo (chiếm tỷ lệ khoảng 90% số lượng nhà giáo là giáo viên mầm non, phổ thông, dự bị đại học) đang xếp thấp hơn so với viên chức các ngành khác như y tế (bác sĩ, dược sĩ), xây dựng (kiến trúc sư, kỹ sư), văn hóa – thể thao (đạo diễn, diễn viên, họa sĩ, huấn luyện viên…), khoa học công nghệ (nghiên cứu viên, kỹ sư), thông tin truyền thông (phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình)…

Chính vì vậy, khi xây dựng Luật Nhà giáo, Cơ quan soạn thảo mong muốn cụ thể hóa tối đa những chủ trương của Đảng và Nhà nước thành các chính sách cụ thể tại Luật Nhà giáo.

Theo đó, điểm b khoản 1 Điều 23 quy định “Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp” và giao Chính phủ quy định chi tiết về chính sách tiền lương đối với nhà giáo.

Ông Vũ Minh Đức nhấn mạnh, đây là căn cứ quan trọng để Chính phủ có những quy định điều chỉnh liên quan đến tiền lương của nhà giáo bảo đảm chủ trương “xếp cao nhất”.

Bên cạnh đó, điểm c khoản 1 Điều 23 Luật Nhà giáo quy định “Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo ở một số ngành, nghề đặc thù được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn…” để thu hút nhà giáo và bảo đảm công bằng với những nhà giáo làm việc trong điều kiện bình thường.

Nhật Hạ (t/h)