Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Toàn bộ bảng lương giảng viên 2026 theo Dự thảo Nghị định quy định tiền lương nhà giáo cụ thể như thế nào?

Công thức tính lương giảng viên dự kiến áp dụng từ 2026? Toàn bộ bảng lương giảng viên 2026 theo Dự thảo Nghị định quy định tiền lương nhà giáo ra sao?

dinh-muc-giao-vien-17297324964632009882457-1753657729.webp

Ảnh minh họa

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chính sách tiền lương, phụ cấp, chế độ hỗ trợ, thu hút đối với nhà giáo để đảm bảo có hiệu lực đồng bộ khi Luật Nhà giáo có hiệu lực từ ngày 01/01/2026.

Tham khảo thông tin từ Thư viện pháp luật, theo khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị định quy định tiền lương nhà giáo đề xuất công thức tính tiền lương. Theo đó, công thức tính lương giảng viên như sau:

Tiền lương = (Hệ số lương được hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ + phụ cấp thâm niên vượt khung + mức chênh lệch bảo lưu (nếu có)) x Mức lương cơ sở x Hệ số lương đặc thù

Trong đó:

- Hệ số lương viên chức hiện hành thực hiện theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Đồng thời, theo Điều 4 dự thảo Nghị định quy định tiền lương nhà giáo quy định hệ số lương đặc thù của nhà giáo, dưới đây là hệ số lương đặc thù của giảng viên:

Đối tượng áp dụng

Hệ số lương áp dụng

Hệ số lương đặc thù

Giáo sư

Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3.1 (từ hệ số lương 6,20)

1,3

Phó giáo sư

Giảng viên cao cấp

Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp

Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3.1 (từ hệ số lương 6,20)

 

 

1,2

Giảng viên chính

Giảng viên cao đẳng sư phạm chính

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính

Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2.1 (từ hệ số lương 4,40)

 

 

1,3

Giảng viên

Giảng viên cao đẳng sư phạm

Trợ giảng

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết

Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34)

 

1,5

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành

Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10)

1,6

- Mức lương cơ sở hiện hành là 2,34 triệu đồng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP.

Toàn bộ bảng lương giảng viên 2026 theo Dự thảo Nghị định quy định tiền lương nhà giáo?

Theo đó, sau đây là toàn bộ bảng lương giảng viên 2026 theo Dự thảo Nghị định quy định tiền lương nhà giáo được tính theo công thức ở trên.

Lưu ý bảng lương chưa bao gồm hệ số phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, mức chênh lệch bảo lưu (nếu có):

(1) Bảng lương Giáo sư

Hệ số lương đặc thù: 1,3

 

Hệ số lương

Mức lương

(Đơn vị: Đồng)

Bậc 1

6,20

18.860.400

Bậc 2

6,56

19.955.520

Bậc 3

6,2

18.860.400

Bậc 4

7,28

22.145.760

Bậc 5

7,64

23.240.880

Bậc 6

8,00

24.336.000

(2) Bảng lương Phó Giáo sư; Giảng viên cao cấp; Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp; Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp

Hệ số lương đặc thù: 1,2

 

Hệ số lương

Mức lương

(Đơn vị: Đồng)

Bậc 1

6,20

17.409.600

Bậc 2

6,56

18.420.480

Bậc 3

6,2

17.409.600

Bậc 4

7,28

20.442.240

Bậc 5

7,64

21.453.120

Bậc 6

8,00

22.464.000

(3) Bảng lương Giảng viên chính; Giảng viên cao đẳng sư phạm chính; Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính

Hệ số lương đặc thù: 1,3

 

Hệ số lương

Mức lương

(Đơn vị: Đồng)

Bậc 1

4,40

13.384.800

Bậc 2

4,74

14.419.080

Bậc 3

5,08

15.453.360

Bậc 4

5,42

16.487.640

Bậc 5

5,76

17.521.920

Bậc 6

6,10

18.556.200

Bậc 7

6,44

19.590.480

Bậc 8

6,78

20.624.760

(4) Giảng viên; Giảng viên cao đẳng sư phạm; Trợ giảng; Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết

Hệ số lương đặc thù: 1,5

 

Hệ số lương

Mức lương

(Đơn vị: Đồng)

Bậc 1

2,34

8.213.400

Bậc 2

2,67

9.371.700

Bậc 3

3,00

10.530.000

Bậc 4

3,33

11.688.300

Bậc 5

3,66

12.846.600

Bậc 6

3,99

14.004.900

Bậc 7

4,32

15.163.200

Bậc 8

4,65

16.321.500

Bậc 9

4,98

17.479.800

(5) Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành

Hệ số lương đặc thù: 1,6

 

Hệ số lương

Mức lương

(Đơn vị: Đồng)

Bậc 1

2,10

7.862.400

Bậc 2

2,41

9.023.040

Bậc 3

2,72

10.183.680

Bậc 4

3,03

11.344.320

Bậc 5

3,34

12.504.960

Bậc 6

3,65

13.665.600

Bậc 7

3,96

14.826.240

Bậc 8

4,27

15.986.880

Bậc 9

4,58

17.147.520

Bậc 10

4,89

18.308.160

Phụ cấp ưu đãi nghề nhà giáo từ 25% đến 80% theo Dự thảo Nghị định quy định tiền lương nhà giáo?

Theo đó, khoản 1 Điều 8 dự thảo Nghị định quy định tiền lương nhà giáo đề xuất phụ cấp ưu đãi nghề nhà giáo theo các mức từ 25% đến 80%, cụ thể như sau:

Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các trường trung cấp; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của cấp cơ sở; các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên;

Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các trường tiểu học; các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên ở các xã khu vực I, khu vực II vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ;

Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm trong đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng; các trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo; giảng dạy môn chính trị trong các trường trung cấp;

Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non; giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng; trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các trường năng khiếu thể dục thể thao, trường năng khiếu nghệ thuật; trường phổ thông dân tộc bán trú; các trường tiểu học ở xã khu vực I, khu vực II vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ;

Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với viên chức, người lao động làm công tác giảng dạy trong các trường mầm non thuộc xã khu vực I, khu vực II vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ;

Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trong các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông chuyên, trường dự bị đại học; trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật; các cơ sở giáo dục thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ (trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản này). Trường hợp đang công tác tại trường giáo dưỡng hưởng phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật, nếu mức phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh thấp hơn 70% thì được hưởng thêm tỷ lệ phần trăm chênh lệch để đạt được mức phụ cấp ưu đãi bằng 70%;

Mức phụ cấp 80% áp dụng đối với viên chức, người lao động làm công tác giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.

Thông tin trên báo Tuổi trẻ online, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (ủy viên Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội) cho rằng dự thảo nghị định đang được hoàn thiện thể hiện một bước tiến rất đáng ghi nhận trong việc cụ thể hóa chủ trương "nhà giáo được hưởng lương cao nhất trong hệ thống thang, bảng lương hành chính sự nghiệp" quy định trong Luật Nhà giáo.

Theo đó, hệ số lương cao nhất áp dụng cho giáo sư được tính từ mức 6,2 (A3.1) cộng thêm hệ số đặc thù 1,3, tức tương đương hệ số 8,06 - điều này cao hơn so với hầu hết các vị trí hành chính sự nghiệp công lập.

"Tuy nhiên, ở các cấp phổ thông, đặc biệt là giáo viên tiểu học, mầm non là đối tượng đông đảo nhất và dù có hưởng hệ số lương đặc thù và phụ cấp nhưng mức thu nhập vẫn còn thấp hơn mặt bằng một số ngành khác.

Vì vậy, để nói rằng nhà giáo được hưởng lương cao nhất cần tiếp tục cải thiện mức lương cơ sở, hoặc tăng hệ số đặc thù cho nhóm nhà giáo ở bậc học thấp - nơi có áp lực nghề nghiệp lớn nhất hiện nay", bà Nga đề nghị.

Một nội dung khác, theo bà Nga, nguyên tắc trả lương trong dự thảo nghị định cũng tiếp cận theo hướng đảm bảo công bằng, phản ánh đúng đặc thù nghề nghiệp và nỗ lực đóng góp của nhà giáo.

Trong đó đề xuất các quy định như nhà giáo được bổ nhiệm chức danh nào được xếp lương và hưởng hệ số lương đặc thù áp dụng đối với chức danh đó. Đồng thời việc này không chỉ căn cứ vào trình độ và chức danh, mà còn gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ và đặc điểm vùng miền công tác.

Việc áp dụng hệ số lương đặc thù cùng với hệ số lương hiện hành, cộng thêm các khoản phụ cấp như chức vụ, thâm niên, ưu đãi nghề..., theo bà Nga, là cách tiếp cận tổng thể và có tính định lượng rõ ràng hơn so với trước đây.

Dự thảo làm rõ trách nhiệm nguồn trả lương (từ ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương) của cơ sở giáo dục, tạo cơ sở minh bạch trong thực thi.

Mỹ Anh (t/h)