Bị bắt sau 43 năm trốn lệnh truy nã
Theo báo Công an nhân dân online, ngày 12/11, TAND tỉnh Quảng Ngãi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Phan Thanh Việt (SN 1953, trú tại: ấp Phong Lưu, xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, nơi thường trú trước khi phạm tội: thôn An Hải, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) về hai tội danh “Giết người” và “Cướp tài sản”.
Đối tượng đã cùng đồng bọn gây ra vụ án mạng gây rúng động dư luận hàng chục năm khiến 6 người tử vong và trốn lệnh truy nã suốt 43 năm.
Theo cáo trạng, do có quan hệ từ trước với các đối tượng Nguyễn Minh Châu (SN 1938), Bùi Văn Lâm (SN 1942), Võ Văn Thọ (SN 1954) và Bùi Thanh Sơn (SN 1957, cùng trú tại: xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), nên Phan Thanh Việt thống nhất sẽ vào TP Hồ Chí Minh tìm những người có mong muốn trốn đi nước ngoài (vượt biên) đưa về xã Bình Châu để thực hiện việc giết và cướp tài sản.
Ngày 6/4/1981, bị cáo Việt cùng với Bùi Văn Tấn (SN 1949, nguyên quán xã Tịnh Hòa, TP. Quảng Ngãi) dẫn một số người muốn trốn đi nước ngoài ở TP Hồ Chí Minh về xã Bình Châu, gồm có: Phạm Thị Phương Thảo (SN 1957), Hoàng Vũ Anh (SN 1942), Trần Thị Kim Phụng (SN 1952), Nguyễn Tuấn Kiệt (SN 1970); anh em ruột Trịnh Đức Bình (SN 1955), Trịnh Đức Bắc (SN 1962); Bùi Quang Ánh (SN 1963) và 3 cha con ông Võ Bá Bửu (SN 1941, cùng trú tại TP Hồ Chí Minh).
Theo cáo trạng, do có quan hệ từ trước với các đối tượng Nguyễn Minh Châu (SN 1938), Bùi Văn Lâm (SN 1942), Võ Văn Thọ (SN 1954) và Bùi Thanh Sơn (SN 1957, cùng trú tại: xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), nên Phan Thanh Việt thống nhất sẽ vào TP Hồ Chí Minh tìm những người có mong muốn trốn đi nước ngoài (vượt biên) đưa về xã Bình Châu để thực hiện việc giết và cướp tài sản.
Ngày 6/4/1981, bị cáo Việt cùng với Bùi Văn Tấn (SN 1949, nguyên quán xã Tịnh Hòa, TP. Quảng Ngãi) dẫn một số người muốn trốn đi nước ngoài ở TP Hồ Chí Minh về xã Bình Châu, gồm có: Phạm Thị Phương Thảo (SN 1957), Hoàng Vũ Anh (SN 1942), Trần Thị Kim Phụng (SN 1952), Nguyễn Tuấn Kiệt (SN 1970); anh em ruột Trịnh Đức Bình (SN 1955), Trịnh Đức Bắc (SN 1962); Bùi Quang Ánh (SN 1963) và 3 cha con ông Võ Bá Bửu (SN 1941, cùng trú tại TP Hồ Chí Minh).
Khi đến Bến xe Quảng Ngãi, bị cáo Việt bảo Bùi Quang Ánh đưa 3 cha con ông Bửu và 2 anh em Bình và Bắc về ở nhà ông Bùi Mạnh (SN 1948; trú tại thôn Phú Mỹ, xã Tịnh Hòa, TP Quảng Ngãi) là chú của Ánh và nói với ông là về thăm và mời chú vào dự đám cưới.
Còn Phan Thanh Việt dẫn Phạm Thị Phương Thảo, Hoàng Vũ Anh, Trần Thị Kim Phụng và Nguyễn Tuấn Kiệt về gởi ở nhà ông Phan Thanh Ngọc (SN 1910; trú tại thôn Châu Me, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) là cha của Việt và nói với ông Ngọc là khách của Việt ở TP Hồ Chí Minh ra chơi ít bữa và nhờ ông Ngọc nấu ăn cho họ. Cùng ngày, Việt gặp Châu nói đã đưa các người muốn vượt biên ra Quảng Ngãi.
Đến chiều 6/4/1981, Châu đến gặp Bùi Văn Lâm trình bày ý đồ của Việt về việc sát hại những người này để lấy vàng chia nhau, Lâm hứa trưa ngày 7/4/1981 sẽ gặp Việt tại nhà Châu và cũng trong sáng ngày 6/4/1981, Việt đến nhà Võ Văn Thọ nói với Thọ đã dẫn những người muốn vượt biên, hiện đang ở nhà Việt và bảo Thọ trưa ngày 7/4/1981 đến nhà Châu để gặp Lâm. Đồng thời, Châu đến gặp Bùi Thanh Sơn bảo Sơn đi chở người vượt biên để lấy tiền.
Khoảng 12 giờ ngày 7/4/1981, tất cả các đối tượng có mặt tại nhà Nguyễn Minh Châu, tại đây Châu đưa ra 2 phương án để thực hiện hành vi giết người, cướp tài sản.
Sau khi thống nhất phương án, Nguyễn Minh Châu phân công Bùi Văn Lâm, Võ Văn Thọ và Bùi Thanh Sơn, cùng mình mang súng theo. Trong khi đó, bị cáo Việt chịu trách nhiệm dẫn người ra nơi đã định, chờ đúng 22h ngày 8/4/1981 để hành động.
Theo kế hoạch bố trí, khoảng 19 giờ ngày 8/4/1981, Việt đến dẫn Trịnh Đức Bình và Trịnh Đức Bắc đem giao cho Thọ giữ.
Tiếp đó, Việt đến nhà ông Ngọc dẫn Phạm Thị Phương Thảo, Hoàng Vũ Anh, Trần Thị Kim Phụng và Nguyễn Tuấn Kiệt ra nhập chung rồi đưa tất cả đến bãi cát thôn Phú Bình, xã Bình Châu và bảo Thọ đi liên lạc với Châu, Lâm và Sơn, còn bị cáo Việt ngồi giữ 6 người.
Sau đó các đối tượng đã thực hiện kế hoạch sát hại 6 người, rồi đào 3 hố sâu để chôn các thi thể nhằm phi tang chứng cứ.
Sau khi gây án xong, các đối tượng cướp lấy tài sản đem về nhà Bùi Văn Lâm chia nhau mỗi người 2 chỉ vàng, 50 đồng, quần áo, đồng hồ, thức ăn. Sau đó, Lâm viết thư phân công bị cáo Phan Thanh Việt cầm thư vào TP Hồ Chí Minh lừa dối gia đình có người đi vượt biên để nhận 5 lượng vàng theo lời hứa của họ để đem về chia cho mỗi người 1 lượng. Bị cáo Việt cầm thư vào TP Hồ Chí Minh đến nhà ông Huỳnh Tòng (SN 1927; trú tại phường 5, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, là anh của Hoàng Vũ Anh) nhận lấy 1 lượng vàng và bỏ trốn, sau đó sống tại ấp Phong Lưu, xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.
Qua điều tra, Nguyễn Minh Châu, Bùi Văn Lâm, Bùi Thanh Sơn, Võ Văn Thọ bị bắt tạm giam, đêm 20 rạng sáng ngày 21/7/1982, Nguyễn Minh Châu có hành vi trốn trại khi đang bị tạm giam, lực lượng Công an truy bắt, Châu chống trả lại quyết liệt nên bị tiêu diệt.
Ngày 29/7/1982, theo bản án hình sự sơ thẩm số 62/HS-ST của TAND tỉnh Nghĩa Bình (nay là tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi) xử phạt tử hình đối với Võ Văn Thọ và Bùi Thanh Sơn, xử phạt chung thân đối với Bùi Văn Lâm về tội “Giết người và cướp tài sản riêng của công dân”. Tại Bản án phúc thẩm hình sự số 298 ngày 27/8/1982 của TANDTC tại TP Đà Nẵng tuyên y án đối với các đối tượng trên.
Đến ngày 5/1/2024, khi Phan Thanh Việt đang trốn truy nã tại ấp Phong Lưu, xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau thì bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ngãi bắt giữ sau 43 năm kể từ khi gây án.
Lạnh gáy lời khai của kẻ sát nhân
Báo Tuổi trẻ online đưa thông tin về diễn biến phiên tòa này cho biết, khai với tòa, Việt thừa nhận đã tham gia vụ giết người, cướp tài sản năm xưa. Nhưng bị cáo không thừa nhận đã bắn mẹ con chị Phụng, chỉ dùng cuốc đập chết cả hai. Việt cũng không thừa nhận được chia 2 chỉ vàng.
Tuy vậy, với lời khai của Việt tại Công an tỉnh Quảng Ngãi, cùng lời khai của Châu, Thọ, Sơn, Lâm từ năm 1981 khẳng định Việt cùng bàn bạc "giết, cướp" và chính Việt đã bắn mẹ con chị Phụng.
Việt cũng khai khi lẩn trốn ở Cà Mau đã giấu kín thân phận, năm 1982 cưới vợ, sinh con.
"Suốt năm tháng ấy, tôi luôn ray rứt với vụ việc năm đó", bị cáo Việt nói.
Chủ tọa phiên tòa gằn giọng hỏi: "Tại sao chị Phụng, cháu Kiệt đã đội cát bò dậy bị cáo vẫn dùng cuốc đập đến chết. Bị cáo nghĩ gì về hành động của mình?".
Việt ấp úng: "Bị cáo không biết nói gì nữa, chuyện cũng xảy ra rồi". Việt nói suốt 43 năm trốn chạy, chưa lúc nào nghĩ sẽ đầu thú.
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi lập luận và cho rằng cần loại bỏ vĩnh viễn bị cáo Phan Thanh Việt khỏi xã hội và đề nghị mức án tử hình.
Luật sư bào chữa cũng không thể bảo vệ cho tội ác của Việt, chỉ mong tòa xem xét tình tiết giảm nhẹ khi Việt có công trong kháng chiến.
Nói lời sau cùng, bị cáo Việt bảo rất hối hận việc mình đã làm. Mong được hiến xác cho y khoa để bù đắp phần nào tội lỗi.
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ vụ án, lời khai của bị cáo trùng khớp với lời khai của các đối tượng khác trong vụ án, áp dụng tất cả các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định, HĐXX TAND tỉnh Quảng Ngãi đã tuyên phạt mức án tử hình về tội “Giết người” và 9 năm tù về tội “Cướp tài sản” đối với bị cáo Phan Thanh Việt. Tổng hình phạt chung mà bị cáo Việt phải thi hành là tử hình.
Theo báo Người lao động, liên quan đến vụ án, Bùi Văn Tấn là người cùng Phan Thanh Việt đưa người muốn vượt biên về Quảng Ngãi. Tuy nhiên, quá trình điều tra, chưa xác định được Bùi Văn Tấn đang cư trú ở đâu nên Cơ quan điều tra chưa có căn cứ xử lý đối với Bùi Văn Tấn trong vụ án này.