Rau xanh từ lâu đã được xem là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày, cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải loại rau nào bày bán ngoài chợ cũng an toàn. Một số loại rau, dù tươi xanh bắt mắt, lại tiềm ẩn nguy cơ ngậm hóa chất độc hại, có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí rút ngắn tuổi thọ nếu sử dụng lâu dài. Dưới đây là ba loại rau phổ biến, thường xuất hiện đầy rẫy ở các khu chợ, nhưng người tiêu dùng cần thận trọng, thậm chí “có cho cũng chớ lấy” vì nguy cơ nhiễm hóa chất cao.
Giá đỗ không rễ
Giá đỗ không chỉ bổ dưỡng mà còn thanh nhiệt, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất giá đỗ để bán, nhiều người sử dụng chất kích rễ, chất bảo quản, thậm chí sử dụng các hóa chất cực kỳ độc hại như bột tẩy trắng, chất giữ tươi...

Giá đỗ sử dụng hóa chất thường không có rễ và đây là loại rau củ ngậm đầy độc tố mà nhiều người vẫn ăn hằng ngày. Việc sử dụng loại giá này thường xuyên và lâu dài sẽ gây hại cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan. Do đó, với giá đỗ không có rễ, bạn tuyệt đối không nên mua.
Dấu hiệu phân biệt giá đỗ làm thủ công và giá đỗ ủ bằng thuốc: Nồi giá đỗ ủ theo cách thông thường sẽ chặt hơn. Rễ giá dài như sợi chỉ, không bóng, không to, không mập, có rễ dài, thân, lá mầm. Còn giá đỗ dùng thuốc kích thích độc hại thường có cọng ngắn, thân mập, đặc biệt là không có rễ hoặc có rễ nhưng rất ngắn.
Khoai tây mộc mầm
Tác hại của khoai tây mọc mầm rất nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt nếu bị ăn phải mà không xử lý đúng cách. Dưới đây là những tác hại chính:
- Chứa chất độc solanin – dễ gây ngộ độc
Khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng solanin – một alkaloid tự nhiên – sẽ tăng cao. Đây là chất cực độc, có khả năng chống sâu bệnh, nhưng rất nguy hiểm với người nếu ăn phải.
Chỉ 200–400mg solanin cũng đủ để gây ngộ độc ở người lớn.

- Gây ngộ độc thực phẩm cấp tính
Người ăn khoai tây mọc mầm (hoặc phần vỏ xanh, phần mắt khoai) có thể gặp các triệu chứng:
Buồn nôn, nôn mửa
Đau bụng, tiêu chảy
Choáng váng, nhức đầu
Mệt mỏi, khó thở
Trường hợp nặng: co giật, rối loạn nhịp tim, thậm chí tử vong
Đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền
Trẻ em và người cao tuổi có sức đề kháng yếu, khi trúng độc solanin dễ bị mất nước, rối loạn điện giải nghiêm trọng.
Người bị bệnh tim mạch, gan, thận… càng phải tuyệt đối tránh ăn khoai tây mọc mầm.
Cách xử lý an toàn:
Không ăn khoai tây đã mọc mầm dài, vỏ chuyển màu xanh, mềm nhũn.
Nếu khoai chỉ mới nhú mầm nhỏ, vẫn cứng và không bị xanh: gọt sạch phần mầm, mắt khoai, vỏ và nấu kỹ. Tuy nhiên, vẫn nên hạn chế sử dụng.
Bảo quản khoai tây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng và không để lâu ngày.
Mộc nhĩ tươi
Trong mộc nhĩ tươi có chất Porphyrin nhạy cảm với ánh sáng. Nếu nạp nhiều chất này thì khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn có thể bị viêm da, xuất hiện triệu chứng ngứa, phù thũng, đau nhức.

Phần lớn porphyrin trong mộc nhĩ sẽ phân hủy khi được phơi khô. Vì vậy, bạn nên sử dụng mộc nhĩ khô, ngâm trong nước và nấu lên để đảm bảo an toàn. Việc ngâm mộc nhĩ khô trong nước trước khi nấu sẽ giúp lượng porphyrin còn lại bị hòa tan. Khi ngâm mộc nhĩ khô, bạn cần lưu ý thay nước nhiều lần, tốt nhất không ngâm quá hai tiếng vì ngâm lâu sẽ khiến vi khuẩn phát triển.