Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

BVĐK Bắc Kạn thu hồi sữa Hapomil do Công ty Happy World trúng thầu, sản xuất bởi DN trong đường dây sữa giả

Sữa Hapomil do Công ty Cổ phần Dinh dưỡng quốc tế Happy World cung ứng cho bệnh viện Bắc Kạn sau quá trình đấu thầu. "Bệnh viện không ký kết hợp đồng trực tiếp với Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma", đại diện bệnh viện cho hay.

Chia sẻ trên VietNamNet, chị N.O.  (trú tại thành phố Bắc Kạn) bày tỏ sự hoang mang tột cùng vì không nghĩ có ngày mình mua phải sữa giả cho con uống.Chị O. cho biết, trước khi sinh, chị đã chuẩn bị sẵn sữa cho con. Đến ngày sinh, mẹ chị O. định dùng sữa mua từ trước nhưng nhân viên y tế nói không được dùng sữa ngoài mà phải dùng sữa theo bệnh viện kê đơn.

Em bé sinh non nên từ lúc sinh, chị đều tin tưởng dùng loại sữa mua tại bệnh viện giới thiệu vì nghĩ sẽ đảm bảo cho con về nguồn gốc, chất lượng.

Mỗi lần hết sữa, bà mẹ này đều vào nhà thuốc của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn để mua tổng cộng 4 hộp sữa 400g và 8 hộp sữa 900g.

Khi có thông tin sữa giả, chị O. xem được danh sách và bàng hoàng phát hiện sữa con dùng lại nằm trong số nhãn hàng đó. 

Phát hiện sự việc, chị đã thông tin lại luôn với bệnh viện.

491857058-3967216710261533-3362169372657487024-n-72773-1744975146.jpg

Hóa đơn thanh toán mua sữa được chị N.O. giữ lại.

Theo VnExpress, ngày 18/4, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn thông báo thu hồi sữa Hapomil và ngừng tư vấn sử dụng tại tất cả khoa điều trị, do phát hiện là sản phẩm của một công ty trong đường dây sản xuất sữa giả. Theo đó, sau khi rà soát và xác định sản phẩm sữa Hapomil được cung ứng trong bệnh viện do Công ty cổ phần Dược phẩm quốc tế Rance Pharma sản xuất. Đây là công ty trong đường dây sữa giả vừa được cơ quan công an triệt phá và đang điều tra.

Đây là bệnh viện thứ hai trong hai ngày qua thông báo thu hồi sữa do doanh nghiệp liên quan đường dây sữa giả sản xuất. Hôm qua, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 dừng tư vấn sử dụng và thu hồi sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus. Nhiều loại sữa khác cũng được phát hiện bán ở các hiệu thuốc, cửa hàng bán lẻ xung quanh bệnh viện.

sua-gia-bac-kan-1744975307.png

Sản phẩm sữa và hóa đơn chị O. đã mua tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: NVCC/ VietNamNet đăng tải.

Sữa Hapomil do Công ty Cổ phần Dinh dưỡng quốc tế Happy World cung ứng cho bệnh viện Bắc Kạn sau quá trình đấu thầu. "Bệnh viện không ký kết hợp đồng trực tiếp với Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma", đại diện bệnh viện cho hay. Công ty Happy World hiện không có tên trong danh sách 11 công ty liên quan đường dây sản xuất sữa giả. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi và sự an toàn tuyệt đối cho người bệnh, từ ngày 12/4 bệnh viện chủ động dừng tư vấn sử dụng sữa Hapamil đồng thời tiến hành thu hồi toàn bộ sản phẩm để trả lại nhà cung cấp.

"Hiện chưa có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng về việc sữa Hapomil có phải là hàng giả hay không. Trong trường hợp sản phẩm bị kết luận là hàng giả, bệnh viện cùng với người sử dụng loại sữa trên đều là bên bị hại", đại diện bệnh viện nói, cam kết sẽ đồng hành cùng người bệnh để đòi lại quyền lợi chính đáng.

VTC News cho hay, bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn nhấn mạnh luôn đặt người bệnh làm trung tâm, không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn và điều trị, đảm bảo tối đa quyền lợi cho người dân.

VietNamNet thông tin thêm, Công ty Cổ phần Dinh dưỡng quốc tế Happy World – đơn vị cung ứng sản phẩm cho Bệnh viện – hiện không có tên trong danh sách các công ty bị công bố có liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả.

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi và sự an toàn tuyệt đối cho người bệnh, từ ngày 12/4, Bệnh viện đã chủ động dừng tư vấn sử dụng sản phẩm sữa Hapomil tại tất cả các khoa điều trị, đồng thời tiến hành thu hồi toàn bộ sản phẩm để trả lại nhà cung cấp.

Trong trường hợp sản phẩm sữa Hapomil bị kết luận là hàng giả, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết sẽ cùng đồng hành với người sử dụng loại sữa trên để đòi lại quyền lợi chính đáng.

Theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), 100% mẫu sữa giả vừa được phát hiện được doanh nghiệp công bố tại Chi cục An toàn thực phẩm các địa phương. Có khoảng 10% trong 573 nhãn hiệu sữa giả được công bố chất lượng tại Chi cục An toàn thực phẩm Hà Nội, còn lại công bố ở Hòa Bình, Vĩnh Phúc và địa phương khác.

Hiện cơ quan điều tra chưa công bố danh sách 573 nhãn hiệu sữa giả. Bộ Y tế đang chờ báo cáo của 63 tỉnh thành tổng hợp danh sách "tự công bố sản phẩm" của hệ sinh thái trên, sau đó sẽ thông tin đầy đủ đến người dân.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố 8 bị can về tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm và Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng liên quan vụ 573 nhãn hiệu sữa giả cho người già, trẻ em, thai phụ.

Những nhãn hiệu sữa này được quảng cáo, công bố có chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột óc chó... Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, sữa của 2 công ty Công ty Rance Pharma, Hacofood sản xuất không có những chất này, chất lượng đạt dưới 70% mức công bố, đủ điều kiện để xác định là hàng giả. Các đối tượng đã bỏ một số nguyên liệu đầu vào và thay thế, bổ sung thêm một số chất phụ gia.

Trong khoảng 4 năm, cơ quan chức năng xác định doanh thu từ việc bán các hộp sữa trên là gần 500 tỷ đồng.

 

Như Nguyệt (t/h)