Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Chính thức lương giáo viên các cấp học từ 01/01/2026 sẽ không được tính theo lương cơ sở và hệ số lương mà được tính theo lương tối thiểu vùng như người lao động đối với những trường hợp nào?

Lương giáo viên các cấp học từ 01/01/2026 sẽ không được tính theo lương cơ sở và hệ số lương mà được tính theo lương tối thiểu vùng như người lao động đối với những trường hợp nào?
tai-xuong-1-1753398403.jpg
Ảnh minh họa.

Tham khảo thông tin từ trang Thư viện và Pháp luật cho thấy, căn cứ vào Điều 23 Luật Nhà giáo 2025 quy định như sau:

Tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo
1. Tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được quy định như sau:
a) Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp;
b) Phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp khác theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật;
c) Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo ở một số ngành, nghề đặc thù được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với nhà giáo làm việc trong điều kiện bình thường.
2. Tiền lương của nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Nhà giáo công tác ở ngành, nghề có chế độ đặc thù thì được hưởng chế độ đặc thù theo quy định của pháp luật và chỉ được hưởng ở một mức cao nhất nếu chính sách đó trùng với chính sách dành cho nhà giáo.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, lương giáo viên các cấp học từ 01/01/2026 sẽ không được tính theo lương cơ sở và hệ số lương mà được tính theo lương tối thiểu vùng như người lao động đối với giáo viên trong cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Trước đó, từng trao đổi với VietNamNet, đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho hay, Chính phủ quy định việc xây dựng thang bậc lương mới của nhà giáo sẽ do Bộ GD-ĐT đầu mối chủ trì, sau đó các bộ, ngành liên quan cho ý kiến. 

Hiện, Bộ GD-ĐT đã và đang trong quá trình xây dựng dự thảo nghị định quy định chính sách tiền lương đối với nhà giáo. “Việc xây dựng diễn ra khẩn trương bởi từ ngày 1/1/2026, Luật Nhà giáo sẽ chính thức có hiệu lực thi hành”, vị này nói. 

Bộ GD-ĐT cho hay, tại dự thảo Nghị định quy định chính sách tiền lương, phụ cấp, chế độ hỗ trợ, thu hút đối với nhà giáo trong hồ sơ dự án Luật Nhà giáo, Bộ dự kiến tham mưu Chính phủ xếp lại bảng lương của một số chức danh nhà giáo (như giáo viên mầm non, phổ thông, dự bị đại học, giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV…) để bảo đảm tính thống nhất về bảng lương áp dụng với các chức danh nghề nghiệp viên chức nhà giáo và viên chức các ngành, lĩnh vực khác; đồng thời, bảo đảm mức sống của nhà giáo, giúp nhà giáo an tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

Ngoài ra, theo quy định của Luật, nhà giáo còn được hưởng thêm các khoản phụ cấp đặc thù, trách nhiệm, ưu đãi, trợ cấp vùng khó khăn, trợ cấp giáo dục hòa nhập, thâm niên, lưu động…, góp phần nâng cao thu nhập toàn diện.

Sáng 16/6, Quốc hội thông qua Luật Nhà giáo với nhiều quy định ưu đãi về lương, phụ cấp, nhà ở và trao quyền chủ động tuyển dụng cho ngành giáo dục.

Một trong những điểm quan trọng của Luật Nhà giáo là giao ngành giáo dục quyền chủ động trong tuyển dụng đội ngũ nhà giáo. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo sẽ quy định việc tuyển dụng giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông.

Tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và cơ sở giáo dục đại học công lập, người đứng đầu cơ sở giáo dục được giao thẩm quyền trực tiếp tuyển dụng nhà giáo. Đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập, thẩm quyền tuyển dụng thuộc về người đứng đầu cơ sở, căn cứ theo quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị đó.

Tại các trường thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, việc tuyển dụng nhà giáo do Bộ trưởng Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Công an quy định. Với các loại hình cơ sở giáo dục khác, thẩm quyền tuyển dụng được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.

Theo ông Nguyễn Đắc Vinh, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập là viên chức, do đó việc tuyển dụng phải tuân thủ quy định của pháp luật về viên chức. Tuy nhiên, dự thảo Luật cũng bổ sung một số yêu cầu mang tính đặc thù trong tuyển dụng nhà giáo, như nội dung tuyển dụng căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp, phương thức thi tuyển phải có nội dung thực hành sư phạm...

Luật Nhà giáo sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, thông tin từ VnExpress.

 

Mỹ Anh (t/h)