Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Đòi nợ sai cách – Đòi nợ trái pháp luật, mất tiền mất luôn tự do

Việc đòi nợ là một quyền hợp pháp của chủ nợ, nhưng nếu thực hiện sai cách hoặc vi phạm pháp luật, người đòi nợ có thể không chỉ mất tiền mà còn phải đối mặt với các hậu quả pháp lý nghiêm trọng.

Báo Lao động đưa tin, ngày 29.3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ hình sự 5 đối tượng gồm Nguyễn Ngọc Trà Mi (29 tuổi, ngụ TP Biên Hòa), Nguyễn Thanh Thảo My (22 tuổi, ngụ TP Biên Hòa), Phạm Giang Bắc (38 tuổi, ngụ TP Biên Hòa), Nguyễn Xuân Trường (31 tuổi, ngụ TP Biên Hòa) và Nguyễn Minh Sang (25 tuổi, ngụ huyện Định Quán) để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Theo hồ sơ công an, chị Hoàng Thị Thơ (22 tuổi, ngụ phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa) và Trà Mi quen biết với nhau từ cuối năm 2024 và chị đã nhiều lần vay tiền của Mi để làm ăn, sau đó chị đều trả tiền gốc và lãi theo đúng thỏa thuận.

Đến đầu năm 2025, chị Thơ không có tiền trả cho Mi theo thỏa thuận nên đã xảy ra mâu thuẫn, Mi đã nhiều lần tìm gặp để ép chị Thơ phải trả tiền còn nợ. Đỉnh điểm, ngày 6-3, Mi cùng các đối tượng trên đã đến nhà chị Thơ yêu cầu trả tiền nhưng chị Thơ không có ở nhà, các đối tượng đã có hành vi dùng lời nói, vũ lực để đe dọa, uy hiếp tinh thần của ba chị Thơ nhằm mục đích ép chị phải trả 200 triệu đồng tiền nợ. Hành vi của các đối tượng đã bị camera nhà chị Thơ ghi lại, đến ngày 26-3, đoạn clip trên xuất hiện trên mạng xã hội.

Sau khi tiếp nhận thông tin, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh đã tiến hành điều tra truy xét. Bằng các biện pháp nghiệp vụ và sự phối hợp của người dân, đến chiều cùng ngày, lực lượng cảnh sát hình sự đã tiến hành bắt giữ 5 đối tượng sau trên sau 5 giờ truy xét.

ls-hvh-1743390699.jpg
Luật sư Hoàng Văn Hà-Công ty Luật ARC Hà Nội

Qua sự việc nêu trên Luật Sư Hoàng Văn Hà - Công ty Luật ARC Hà Nội nhận định như sau: 

Trong vụ việc xảy ra tại Đồng Nai, cụ thể là nhóm của Nguyễn Ngọc Trà Mi đã có hành vi đến nhà con nợ, đe dọa, uy hiếp bố của chị T để ép trả tiền. Đây là dấu hiệu của hành vi cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Dấu hiệu phạm tội: Dùng lời nói, hành động nhằm đe dọa, gây áp lực tâm lý hoặc uy hiếp trực tiếp để buộc người khác giao tài sản.

Mức hình phạt: Nếu hành vi có tổ chức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nạn nhân, người phạm tội có thể đối diện mức phạt tù từ 3 đến 10 năm hoặc cao hơn tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.

Ngoài ra, nếu có hành vi xâm phạm sức khỏe, tự do của nạn nhân, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về Tội bắt giữ người trái pháp luật hoặc Cố ý gây thương tích.

Khi gặp trường hợp nợ khó đòi Luật sư Hà cho biết cách đòi nợ đúng luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình cũng như tránh được hậu quả pháp lý không mong muốn như:

✔ Thỏa thuận rõ ràng ngay từ đầu: Khi cho vay, cần lập hợp đồng hoặc giấy vay tiền có chữ ký của các bên.

✔ Đàm phán, thương lượng trước: Gửi thông báo nhắc nhở nợ bằng văn bản hoặc làm việc trực tiếp một cách thiện chí.

✔ Nhờ đến pháp luật: Nếu người vay không trả, có thể khởi kiện ra Tòa án hoặc ủy quyền cho Luật sư Công ty Luật tư vấn hỗ trợ xử lý nợ theo đúng quy định của pháp luật.

✔ Tuyệt đối không dùng bạo lực, đe dọa: Mọi hành vi uy hiếp cưỡng bức đều có thể bị xử lý hình sự, không chỉ mất tiền mà còn vướng vòng lao lý.

Luật sư Hoàng Văn Hà nhấn mạnh  việc đòi nợ sai cách không chỉ khiến khoản tiền bị mất trắng mà còn có thể đối mặt với án tù. Nếu gặp tranh chấp nợ nần, hãy thực hiện đúng cách hoặc có thể liên hệ với Luật sư – Công ty Luật ARC Hà Nội để được tư vấn cách xử lý đúng pháp luật!

☎ Luật ARC Hà Nội – Bảo vệ quyền lợi của bạn một cách hợp pháp và an toàn!

Giải đáp thắc mắc, tư vấn pháp luật miễn phí: 0968.007.001

Hoặc gửi về email: toasoan.phunuphapluat@gmail.com

 

 

Luật sư Hoàng Văn Hà - Công ty Luật ARC Hà Nội