Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố số thí sinh xác nhận nhập học đại học đợt 1 năm 2024. Theo đó, có 551.479 thí sinh đã xác nhận nhập học trong tổng số 673.586 thí sinh trúng tuyển năm nay.
Đáng chú ý số thí sinh trúng tuyển nhưng bỏ nhập học trong đợt 1 này vào khoảng 122.000. Năm ngoái con số này là 118.000. Tuy nhiên, tỉ lệ nhập học năm nay đạt 81,87%, tăng gần 2% so với năm 2023. Năm ngoái, con số nhập học ít hơn năm nay khoảng 50.000 người.
Sau khi kết thúc thời gian đăng ký nhập học trực tuyến đợt 1 trên Hệ thống tuyển sinh chung. Tỉ lệ nhập học là chỉ số ghi nhận số lượng sinh viên chọn theo học ở các trường đại học.
Nhìn từ số liệu tuyển sinh ba năm gần đây (2022 -2024) cho thấy, nhiều thí sinh dù có trong danh sách trúng tuyển nhưng vẫn không chọn nhập học, mỗi năm có khoảng trên 100 nghìn thí sinh không xác nhận nhập học đợt 1.
Chia sẻ xoay quanh vấn đề này với Sức khỏe & Đời sống PGS. Đỗ Văn Dũng - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, trong số hơn 122.000 thí sinh từ chối nhập học đại học sẽ được phân ra do nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân thứ nhất, những thí sinh có điểm cao nhưng bỏ học đại học trong nước vì đã nộp hồ sơ đi học nước ngoài.
Do vậy việc đăng ký nguyện vọng trên hệ thống là phương án dự phòng và nếu các em không đi nước ngoài học mới lựa chọn trong nước. Số lượng này chiếm khoảng 20.000- 30.000 thí sinh/năm.
Nguyên nhân thứ hai do kinh tế gia đình thí sinh khó khăn, trong khi các trường đại học thực hiện tự chủ. Thí sinh có đăng ký xét tuyển nhưng bị chùng lại bởi học phí cao, gia đình không đủ điều kiện kinh tế.
Một bộ phận thí sinh không đăng ký để xét tuyển bổ sung vào trường đại học địa phương gần nhà hoặc trường có học phí thấp hơn.
Nguyên nhân thứ ba là thí sinh đi học nghề gần nhà, thời gian học ngắn, ra trường có thể làm việc, sau đó sẽ học liên thông lên đại học.
Nguyên nhân thứ tư là thí sinh đi xuất khẩu lao động và con số này hiện nay khá nhiều. Phần còn lại là thí sinh trúng tuyển vào những ngành không ưa thích hoặc triển vọng nghề nghiệp thấp
12 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm
Bộ GD&ĐT đưa ra một số chỉ tiêu về giáo dục và đào tạo chung của cả nước phấn đấu đạt được trong năm học 2024-2025 như sau:
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Chỉ tiêu phấn đấu |
1 | Tỉ lệ huy động trẻ nhà trẻ | % | 35 |
2 | Tỉ lệ huy động trẻ mẫu giáo | % | 94 |
3 | Tỉ lệ huy động trẻ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 | % | 99,7 |
4 | Tỉ lệ hoàn thành chương trình tiểu học | % | 99,5 |
5 | Số đơn vị cấp tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 | Tỉnh | 23 |
6 | Số đơn vị cấp tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 | Tỉnh | 40 |
7 | Số đơn vị cấp tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1 | Tỉnh | 29 |
8 | Số đơn vị cấp tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 | Tỉnh | 22 |
9 | Số đơn vị cấp tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3 | Tỉnh | 12 |
10 | Tỉ lệ người biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi theo quy định | % | 98,95 |
11 | Tỉ lệ người biết chữ mức độ 2 trong độ tuổi theo quy định | % | 97,39 |
12 | Số đơn vị cấp tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 | Tỉnh | 50 |
13 | Tỉ lệ giáo viên mầm non đạt chuẩn đào tạo | % | 91 |
14 | Tỉ lệ giáo viên tiểu học đạt chuẩn đào tạo | % | 91 |
15 | Tỉ lệ giáo viên THCS đạt chuẩn đào tạo | % | 94 |
16 | Tỉ lệ giáo viên THPT đạt chuẩn đào tạo | % | 99 |
17 | Tỉ lệ giảng viên đại học có bằng tiến sĩ | % | 35 |
18 | Tỉ lệ sinh viên học đại học/vạn dân | Sinh viên/vạn dân | 230 |
19 | Tỉ lệ trường mầm non đạt chuẩn chuẩn quốc gia mức độ 1 | % | 46 |
20 | Tỉ lệ trường mầm non đạt chuẩn chuẩn quốc gia mức độ 2 | % | 15 |
21 | Tỉ lệ trường tiểu học đạt chuẩn chuẩn quốc gia mức độ 1 | % | 64 |
22 | Tỉ lệ trường tiểu học đạt chuẩn chuẩn quốc gia mức độ 2 | % | 17 |
23 | Tỉ lệ trường trung học đạt chuẩn chuẩn quốc gia mức độ 1 | % | 45 |
24 | Tỉ lệ trường trung học đạt chuẩn chuẩn quốc gia mức độ 2 | % | 15 |
26 | Tỉ lệ thiết bị dạy học tối thiểu cấp mầm non | % | 60 |
27 | Tỉ lệ thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học | % | 60 |
28 | Tỉ lệ thiết bị dạy học tối thiểu cấp THCS | % | 57 |
29 | Tỉ lệ thiết bị dạy học tối thiểu cấp THPT | % | 57 |