Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

'Kẻ thù' đại kỵ của ngô tuyệt đối không kết hợp với nhau và 5 nhóm người nên hạn chế ăn ngô

5 nhóm người dưới đây cần hạn chế sử dụng, đồng thời tránh ăn kèm ngô với một số thực phẩm nhất định để phòng ngừa các rủi ro sức khỏe.

Ngô là một trong ba loại lương thực chính của thế giới, được ưa chuộng nhờ giá trị dinh dưỡng cao và dễ chế biến. Tuy nhiên, theo cảnh báo từ các chuyên gia dinh dưỡng, không phải ai cũng phù hợp để tiêu thụ ngô thường xuyên. Đặc biệt, 5 nhóm người dưới đây cần hạn chế sử dụng, đồng thời tránh ăn kèm ngô với một số thực phẩm nhất định để phòng ngừa các rủi ro sức khỏe.

5 nhóm người cần thận trọng khi ăn ngô

1. Người có hệ tiêu hóa yếu

Ngô chứa nhiều chất xơ không hòa tan (khoảng 2,4g/100g), giúp nhuận tràng nhưng lại dễ gây kích ứng ở người mắc viêm dạ dày mạn tính hoặc hội chứng ruột kích thích. Theo nghiên cứu của Bệnh viện Hiệp Hòa Bắc Kinh năm 2024, 38% bệnh nhân ruột kích thích bị đầy hơi nặng hơn sau khi ăn ngô. Chuyên gia khuyên những người này chỉ nên ăn ngô nghiền nhuyễn, không vượt quá 50g mỗi lần.

2. Người mắc tiểu đường, nhất là có đường huyết dao động mạnh

Chỉ số đường huyết (GI) của ngô bình thường là 55, nhưng ngô ngọt có thể lên tới 65–70. Theo khảo sát của Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Đông, ăn 200g ngô ngọt có thể khiến đường huyết tăng hơn 3 mmol/L sau 2 giờ. Người tiểu đường nên dùng ngô già thay vì ngô ngọt và kết hợp cùng thực phẩm giàu protein như cá, trứng để giảm tốc độ hấp thu đường.

ai-khong-nen-an-ngo-1752024431.jpg
Ảnh minh họa

3. Người bị thiếu máu do thiếu sắt

Ngô chứa phytate – chất ức chế hấp thu sắt trong cơ thể. Việc ăn ngô chung với thực phẩm giàu sắt như gan heo có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt đến 42%. Người thiếu máu nên ăn ngô cách xa các bữa ăn bổ sung sắt ít nhất 2 giờ hoặc chọn các sản phẩm ngô đã qua lên men như bánh ngô, cháo ngô để giảm hoạt tính của phytate.

4. Người suy thận

Ngô thuộc nhóm thực phẩm có hàm lượng phốt pho trung bình (89mg/100g). Với bệnh nhân suy thận giai đoạn 3 trở lên, ăn ngô thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ tăng phốt pho máu. Một trường hợp tại Bệnh viện Ruijin, Thượng Hải ghi nhận: bệnh nhân suy thận ăn 1 bắp ngô/ngày khiến nồng độ phốt pho máu tăng 0,3 mmol/L. Lời khuyên là chỉ nên ăn nửa bắp mỗi lần và không quá 1 lần/tuần.

5. Người dị ứng gluten (bệnh celiac)

Dù ngô không chứa gluten, nhưng theo Trung tâm Đánh giá Rủi ro An toàn Thực phẩm Quốc gia Trung Quốc, 12,7% sản phẩm ngô trên thị trường bị nhiễm gluten do quá trình chế biến chung với lúa mì. Người dị ứng gluten cần chọn sản phẩm có nhãn "không chứa gluten" và đảm bảo vệ sinh dụng cụ khi chế biến tại nhà.

Những kết hợp thực phẩm nên tránh khi ăn ngô

– Ngô + thực phẩm giàu tannin (hồng, trà đặc):

Protein trong ngô kết hợp với tannin sẽ tạo kết tủa khó tiêu, làm giảm khả năng tiêu hóa protein đến 53%, theo nghiên cứu của Đại học Chiết Giang. Việc này có thể gây ra sỏi dạ dày nếu ăn thường xuyên. Khuyến cáo nên ăn ngô và các thực phẩm giàu tannin cách nhau ít nhất 3 giờ.

– Ngô + thực phẩm chứa nhiều oxalat (rau dền, rau chân vịt):

Kết hợp ngô với rau giàu oxalat làm tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi oxalat. Tại Bệnh viện Cổ Lâu Nam Kinh, số ca đau quặn thận trong mùa hè tăng 25% do người dân ăn salad ngô kèm rau chân vịt. Cách giảm rủi ro là ăn cùng thực phẩm giàu canxi như sữa.

– Ngô + thuốc nội tiết (đặc biệt là hormone tuyến giáp):

Chất xơ trong ngô có thể làm giảm hấp thu levothyroxine – loại thuốc điều trị suy giáp. Dữ liệu từ Bệnh viện Bắc Kinh cho thấy nồng độ thuốc trong máu giảm 31% khi ăn ngô gần thời điểm dùng thuốc. Nên tránh ăn ngô trước và sau khi uống thuốc ít nhất 2 giờ.

Ăn ngô đúng cách để phát huy giá trị dinh dưỡng

Chọn giống phù hợp: Ngô tím chứa nhiều anthocyanin hơn ngô vàng, ngô già có lượng chất xơ cao hơn ngô ngọt đến 40%. Giống ngô mới “Kinh Khoa Nếp 2000” được đánh giá có cấu trúc tinh bột dễ tiêu hóa hơn.

Chế biến đúng cách: Ngô được lên men như cháo hoặc bánh giúp giảm phytate đến 60%. Nấu bằng nồi áp suất giúp giữ lại nhiều vitamin nhóm B hơn 28% so với hấp thông thường. Người bị tiểu đường không nên uống nước ngô xay nhuyễn vì dễ làm tăng chỉ số đường huyết.

Ăn với lượng hợp lý: Theo khuyến nghị, mỗi người nên tiêu thụ 300–500g ngũ cốc nguyên hạt/tuần. Với ngô, nên ăn 100–150g/ngày, chia làm 2 bữa nhỏ để hấp thu tốt hơn.

Không có thực phẩm nào phù hợp với tất cả mọi người. Những người có vấn đề sức khỏe nên kiểm tra dị ứng thực phẩm hoặc tham khảo chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn. Ăn ngô một cách khoa học – đúng loại, đúng cách và đúng lượng – sẽ giúp bạn tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng và hạn chế rủi ro không mong muốn.

Minh Khuê (theo Sohu)