Ảnh minh họa.
Theo số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước công bố, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng đến hết tháng 12/2024 đạt 7,065 triệu tỷ đồng, tăng 8,15% so với thời điểm cuối năm 2023, lập kỷ lục mới. Đây cũng là lần đầu tiên tiền gửi của cư dân vào hệ thống ngân hàng đạt trên 7 triệu tỷ đồng.
So với cuối tháng 11/2024 liền trước, lượng tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng thêm gần 400.000 tỷ đồng.
Tiền gửi của người dân vào hệ thống các tổ chức tín dụng liên tục tăng cao. Thực tế, lãi suất huy động chưa thể hồi phục như giai đoạn dịch Covid-19 song thời điểm cuối năm ngoái, các ngân hàng cũng liên tục tăng lãi suất.
Chỉ riêng tháng 12 năm ngoái, 12 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất, gồm Techcombank, BVBank, CBBank, DongA Bank, VPBank, VIB, OCB, MSB, GPBank, TPBank, ABBank và IVB. Mức lãi suất 6%/năm vẫn xuất hiện tại một số nhà băng tầm trung. Các thông tin này được báo Dân trí đăng tải.
Cũng theo Dân trí, lượng tiền gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế tính đến cuối tháng 12/2024 đạt hơn 7,667 triệu tỷ đồng, tăng 12,07% so với cuối năm 2023. Riêng trong tháng 12, các ngân hàng huy động thêm được 463.000 tỷ đồng tiền gửi của nhóm này.
Tính chung, tổng phương tiện thanh toán, chưa bao gồm các khoản giấy tờ có giá, đến hết tháng 8 năm nay đạt hơn 17,9 triệu tỷ đồng, tăng 11,97% so với cuối năm ngoái.
Báo Lao động cập nhật thông tin về lãi suất của các ngân hàng cho hay, mức lãi suất cao nhất lên đến 7,5-9,65%, nhưng để được hưởng mức lãi suất này, khách hàng phải đáp ứng các điều kiện đặc biệt.
ABBank dẫn đầu lãi suất đặc biệt, với mức 9,65%/năm cho khách hàng mở mới/tái tục các khoản tiền gửi tiết kiệm từ 1.500 tỉ đồng trở lên, kỳ hạn 13 tháng.
PVcomBank cũng áp dụng lãi đặc biệt 9%/năm cho kỳ hạn 12-13 tháng khi gửi tiền tại quầy. Điều kiện áp dụng là khách hàng phải duy trì số dư tối thiểu 2.000 tỉ đồng.
HDBank áp dụng lãi suất 8,1%/năm cho kỳ hạn 13 tháng và 7,7%/năm cho kỳ hạn 12 tháng, với điều kiện duy trì số dư tối thiểu 500 tỉ đồng.
Vikki Bank áp dụng lãi suất 7,5%/năm cho tiền gửi kỳ hạn từ 13 tháng trở lên, với số tiền tối thiểu 999 tỉ đồng; Bac A Bank đang niêm yết mức lãi suất cao nhất 6% với kỳ hạn 18-36 tháng đối với khoản tiền gửi trên 1 tỉ đồng; IVB áp dụng mức lãi suất 6,15% đối với kỳ hạn 36 tháng, điều kiện áp dụng cho khoản tiền gửi từ 1.500 tỉ đồng trở lên.
ACB áp dụng mức lãi suất 6%/năm cho kỳ hạn 13 tháng lĩnh lãi cuối kỳ khi khách hàng có số dư tiền gửi từ 200 tỉ đồng trở lên.
Tại LPBank, với tiền gửi từ 300 tỉ đồng trở lên, lãi suất huy động áp dụng cho khách hàng lĩnh lãi cuối kỳ là 6,5%/năm, lĩnh lãi hàng tháng 6,3%/năm và lĩnh lãi đầu kỳ là 6,07%/năm.
Hiện mức lãi suất trên 6%/năm đang được một số ngân hàng niêm yết cho các kỳ hạn tiền gửi dài nhưng không yêu cầu về số tiền gửi tối thiểu.
Cake by VPBank áp dụng lãi suất 6%/năm cho kỳ hạn 12-18 tháng và 6,3%/năm cho kỳ hạn 24-36 tháng; Vikki Bank áp dụng mức lãi suất 6% cho kỳ hạn 24 tháng; VietABank áp dụng mức lãi suất 6% cho kỳ hạn 18 và 24 tháng, 6,1% cho kỳ hạn 36 tháng; HDBank áp dụng mức lãi suất 6% cho kỳ hạn 18 tháng; GPBank áp dụng mức lãi suất 6,05%/năm cho kỳ hạn 12 tháng, 6,15%/năm cho kỳ hạn từ 13-36 tháng.
Trong gần 30 ngân hàng trong hệ thống, lãi suất PVcomBank đang dẫn đầu thị trường kỳ hạn 13 tháng khi niêm yết lãi suất tiết kiệm cao nhất ở mức 9%/năm đối với sản phẩm tiết kiệm đại chúng. Tuy nhiên, chỉ áp dụng gửi tiết kiệm tại quầy cho số dư tiền gửi mở mới từ 2.000 tỉ đồng trở lên.
Ở điều kiện thường, PVcomBank niêm yết lãi suất ở mức 5%/năm khi khách hàng gửi tiền truyền thống.
HDBank áp dụng mức lãi suất 8,1%/năm cho kỳ hạn 13 tháng với điều kiện duy trì số dư tối thiểu 300 tỉ đồng. Khi khách hàng gửi tại quầy, ở điều kiện thường chỉ nhận lãi suất 5,7%/năm. Nếu gửi online, khách hàng nhận lãi suất 5,8%/năm.