Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Tại sao nên "đoạn tuyệt" hành, tỏi khi có đốm đen dù không bị hỏng?

Mặc dù bạn thấy hành, tỏi vẫn còn khô và không hề bị hỏng nhưng theo các chuyên gia nếu thấy xuất hiện đốm đen thì tuyệt đối không nên ăn.

Giáo sư Jesada giải thích tại sao không nên ăn hành, tỏi có đốm đen, cho rằng đây là tác nhân gây ung thư gan, loại ung thư đứng đầu ở người Thái Lan. Gần đây, một bài đăng trên Facebook của người dùng Time Rtnpk đã chia sẻ về việc ăn hành, tỏi có đốm đen, với nội dung như sau:

"Ung thư phần lớn bắt nguồn từ trong bếp, không cần đi đâu xa. Tỏi, hành có đốm đen không nên dùng để chế biến món ăn. Dù chỉ bị mốc một chút hay tách bỏ phần mốc, vì những loại mốc này sẽ tạo ra chất gây ung thư lan tỏa khắp quả tỏi, rất khó loại bỏ. Nhiệt độ trong quá trình nấu ăn không thể tiêu diệt hết được. Ăn vào sẽ tích tụ trong gan, gây ung thư gan, loại ung thư đứng đầu ở người Thái Lan."

khong-an-hanh-toi-khi-co-dom-den-1-1736325478.jpg
Theo các chuyên gia không nên ăn hành, tỏi khi xuất hiện đốm đen. Ảnh minh họa

Mới đây, Tiến sĩ Jesada Denduangboripant, giảng viên Khoa Sinh học, Trường Đại học Chulalongkorn, đã giải thích vấn đề này trên Facebook Jessada Denduangboripant như sau:

"Không nên ăn hành, tỏi có đốm đen là điều đúng."

Những đốm đen trên các loại thực phẩm như hành, tỏi, ngũ cốc hay thậm chí là bánh mì có nguy cơ là nấm mốc tạo ra độc tố, chất gây ung thư như aflatoxin. Vì vậy, chúng ta nên tránh ăn những thực phẩm này và bảo quản thực phẩm ở nơi khô ráo, tránh mốc.

Tuy nhiên, không đến mức phải vứt bỏ hoàn toàn như trong bài viết gốc, nếu không thể tránh được, bạn có thể cắt bỏ phần bị mốc rồi chế biến bằng nhiệt độ cao, như vậy vẫn có thể ăn được và giảm thiểu rủi ro từ aflatoxin.

Theo thông tin từ Viện Dinh dưỡng, Đại học Mahidol (được viết bởi bạn Isaya Withubanjerd), có giải thích về việc đốm đen trên tỏi xuất phát từ đâu, có nên ăn hay không. Tóm tắt như sau:

Đôi khi, chúng ta có thể gặp phải tỏi có đốm đen. Giáo sư Tiến sĩ Ekachai Ketwal, chuyên gia về thực phẩm và dinh dưỡng tại Viện Dinh dưỡng, Đại học Mahidol, đã chia sẻ thông tin về tỏi có đốm đen, rằng đốm đen trên tỏi có thể xuất phát từ hai nguyên nhân: một là vết bầm tím do bảo quản không đúng cách hoặc tỏi bị để quá lâu, dẫn đến vết bầm; hai là do nấm mốc như Aspergillus flavus hay Penicillium, loại nấm mốc thường thấy trên các sản phẩm nông sản.

khong-an-hanh-toi-khi-co-dom-den-2-1736325478.jpg
Tỏi rất tốt cho sức khỏe nhưng khi bị mốc thì tuyệt đối không nên ăn. Ảnh minh họa

Khi quan sát bên ngoài, bạn có thể thấy nấm mốc đen trên các tép tỏi và chúng dễ lan ra. Nếu để lâu, tỏi có thể bị hư hỏng hoàn toàn. Nấm có thể tạo ra aflatoxin, một loại độc tố gây ung thư cực kỳ nguy hiểm, và nếu thực phẩm bị nhiễm aflatoxin, nhiệt độ phải lên tới 270°C mới có thể phá hủy được aflatoxin.

Nghiên cứu cho thấy tỏi có allicin và diallyl sulfide, có khả năng ức chế sự phát triển của nấm. Mặc dù tỏi có thể bị nhiễm nấm, nhưng nấm không phát triển mạnh và không tạo ra aflatoxin. Vì vậy, nếu bạn gặp tỏi có đốm đen, điều đó có nghĩa là nấm đã phát triển mạnh hơn mức bình thường và nên tránh.

Do đó, việc ăn tỏi tươi có đốm đen có thể không an toàn vì nguy cơ nhiễm nấm. Không nên ăn tỏi sống có đốm đen. Tuy nhiên, nếu không thể tránh, tốt nhất là cắt bỏ phần có đốm đen và nấu chín tỏi trước khi ăn.

Người tiêu dùng nên chọn tỏi tươi mới, chắc, không mềm, không bị héo và không có mốc sẽ tốt nhất.

Minh Khuê (Theo Sohu)