Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều
Nội dung

Cảnh giác trước những chiêu trò quảng cáo thổi phồng sản phẩm: Hành vi nào vi phạm pháp luật và người tiêu dùng cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Thời gian gần đây, vụ việc liên quan đến bà Chu Thanh Huyền – người có ảnh hưởng trên mạng xã hội – quảng cáo, kinh doanh sản phẩm thực phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc và thổi phồng công dụng như thuốc điều trị, đang gây xôn xao dư luận. Cục Quản lý Dược đã chuyển đơn tố cáo sang Tổng cục Quản lý thị trường để xử lý.

“Khi lòng tin người tiêu dùng bị lợi dụng – Pháp luật chính là tấm khiên bảo vệ cuối cùng!”

ls-ha-1745220050.jpg
Luật sư Hoàng Văn Hà - Công ty Luật ARC Hà Nội

Luật sư Hoàng Văn Hà – Giám đốc Công ty luật ARC Hà Nội phân tích và quan điểm pháp lý về vụ việc này dưới góc nhìn chuyên môn, đồng thời hướng dẫn người dân cách viết đơn tố cáo đúng quy trình để bảo vệ quyền lợi khi gặp tình huống tương tự.

Theo quy định Luật An toàn thực phẩm, mọi sản phẩm thực phẩm, thực phẩm chức năng nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải: Công bố sản phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm); Dán nhãn phụ tiếng Việt thể hiện rõ thành phần, công dụng, xuất xứ; Tuân thủ quy trình kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm dịch trước khi lưu thông trên thị trường.

Việc kinh doanh các sản phẩm không công bố, không nhãn phụ, không kiểm tra chất lượng là hành vi vi phạm pháp luật, tiềm ẩn rủi ro lớn với sức khỏe người tiêu dùng.

Theo Luật Quảng cáo 2012, Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 128/2022/NĐ-CP bổ sung một số điều và Thông tư 09/2015/TT-BYT sửa đổi bởi Thông tư 20/2024/TT-BYT bổ sung một số điều : Các sản phẩm thực phẩm không được quảng cáo như thuốc chữa bệnh; Không được sử dụng người nổi tiếng, người có ảnh hưởng để tạo sự hiểu lầm về hiệu quả điều trị; Mọi nội dung quảng cáo phải được cơ quan y tế duyệt nội dung trước khi công bố.

Trong vụ việc này, nếu sản phẩm do bà Chu Thanh Huyền quảng cáo không công bố hợp pháp, không có nội dung quảng cáo được duyệt, lại gán cho công dụng như thuốc chữa trị, thì hành vi trên đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật về quảng cáo và thương mại.

Tùy theo mức độ vi phạm, cá nhân và tổ chức liên quan có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 24/2025/NĐ-CP sửa đổi một số điều: lên đến 100 triệu đồng với hành vi quảng cáo sai sự thật, buôn bán sản phẩm không rõ nguồn gốc; Thu hồi sản phẩm, đình chỉ lưu hành;Truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi có tính chất nghiêm trọng.

Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 (Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung 2017): Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm, mức án lên đến 15 năm tù, phạt tiền đến 1 tỷ đồng;

Điều 198: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, có thể phạt đến 20 năm tù hoặc tù chung thân nếu gây hậu quả nghiêm trọng;

Trách nhiệm của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế: Tiếp nhận và kiểm tra các sản phẩm có yếu tố liên quan đến y tế, thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm; Chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng khác nếu phát hiện vi phạm thương mại hoặc hình sự.

Trách nhiệm của Tổng cục Quản lý Thị trường: Thẩm quyền xử lý hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc; Tổ chức kiểm tra đột xuất, thu giữ sản phẩm vi phạm, xử phạt hành chính;

Trách nhiệm của Cơ quan Công an Kinh tế: Nếu có dấu hiệu trục lợi bất chính, gây hậu quả cho sức khỏe người tiêu dùng, công an có thể khởi tố vụ án để điều tra hình sự.

Đối với người tiêu dùng thì cần làm gì khi phát hiện sai phạm? Người tiêu dùng hãy viết ĐƠN TỐ CÁO đúng trình tự theo Luật Tố cáo 2018, người dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức và xã hội.

Nội dung đơn tố cáo cần có: Thông tin cá nhân người tố cáo; Tên, địa chỉ người/tổ chức bị tố cáo; Hành vi cụ thể (quảng cáo sai sự thật, kinh doanh hàng giả,...); Bằng chứng kèm theo: hình ảnh, video, hóa đơn, sản phẩm mẫu, bài quảng cáo; Cam kết nội dung tố cáo trung thực.

Người tiêu dùng cần gửi đơn đến đâu? Tùy tính chất vụ việc người tiêu dùng có thể gửi đơn đến Cục Quản lý Thị trường nếu liên quan hàng hóa, thương mại; Thanh tra Bộ/Sở Y tế nếu liên quan sản phẩm ảnh hưởng sức khỏe; Gửi Cơ quan Công an Kinh tế nếu nghi ngờ có hành vi gian lận, lừa đảo.

Luật sư Hà – Công ty Luật ARC Hà Nội khuyến cáo trong bối cảnh mạng xã hội đang trở thành kênh quảng bá mạnh mẽ, người tiêu dùng cần thận trọng với các thông tin được “gắn mác người nổi tiếng”. Đừng để sự cả tin biến bạn thành nạn nhân của những chiêu trò thương mại bất chính.

Nếu bạn nghi ngờ hoặc phát hiện hành vi sai phạm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi – Công ty luật ARC Hà Nội để được Tư vấn pháp lý miễn phí ban đầu; Hỗ trợ soạn đơn tố cáo.

Liên hệ với Hotline 0968.007.001

 

Luật sư Hoàng Văn Hà - Công ty Luật ARC Hà Nội