Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Không phải vàng, đây mới là kho báu lớn nhất của Việt Nam, đứng thứ 2 thế giới

Kho báu lớn này của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới, gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, và 290 lần Mỹ. 

Theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ, Việt Nam sở hữu trữ lượng bô xít lớn thứ 2 toàn cầu với khoảng 5,8 triệu tấn, vượt xa các quốc gia lớn như Trung Quốc (710.000 tấn), Ấn Độ (650.000 tấn) và Mỹ (20.000 tấn). Con số này cho thấy trữ lượng bô xít của Việt Nam gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, và 290 lần Mỹ. Điều này khẳng định vị thế quan trọng của Việt Nam trong ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trên thế giới.

Vào tháng 7/2023, Việt Nam đã phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản cho giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, có 19 đề án thăm dò bô xít trên toàn quốc, tập trung chủ yếu tại Đắk Nông, nơi có 7 đề án. Dự kiến, các mỏ Nhân Cơ và Tân Rai sẽ được mở rộng, cùng với việc đầu tư mới từ 8-10 mỏ khai thác. Diện tích bô xít được quy hoạch thăm dò, khai thác của Đắk Nông trong thời kỳ này khoảng 179.600 héc-ta, chiếm 27% diện tích tự nhiên của tỉnh và rộng nhất cả nước.

khai-thac-khoang-san-bo-xit-1-1731048132.jpg
Khoáng sản bô xít có trữ lượng lớn, chỉ sau đất hiếm. Ảnh Tiền Phong

Đắk Nông được coi là khu vực có tiềm năng bô xít lớn nhất cả nước, chiếm 47% trữ lượng bô xít toàn quốc. Tỉnh này đã triển khai nhiều hoạt động thăm dò và cấp phép khai thác, biến ngành khai thác bô xít và chế biến alumin trở thành một trong những trụ cột kinh tế quan trọng.

Quặng bô xít phân bố rộng rãi, trải dài trên nhiều diện tích tự nhiên, bao gồm cả khu vực dân cư và các tuyến đường giao thông, cơ sở hạ tầng. Hiện tại, quặng bô xít chiếm khoảng 35% diện tích tự nhiên của Đắk Nông, đóng vai trò nền tảng cho việc phát triển ngành công nghiệp luyện nhôm.

khai-thac-khoang-san-bo-xit-2-1731048184.jpg
Khoáng sản bô xít tại Việt Nam có trữ lượng lớn thứ 2 thế giới. Ảnh CafeF

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, ở nước ta quặng bô xít có hai loại chính đó là:

Bô xít nguồn gốc trầm tích: tập trung ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Sơn La và Sơn La, Nghệ An.

Bô xít có nguồn gốc đá ong từ đá bazan: tập trung ở các tỉnh Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Phú Yên, Quảng Ngãi.

Mặc dù quặng khoáng sản bô xít phân bố khá đều khắp Việt Nam nhưng quặng bô xít ở Tây Nguyên là khu vực được nhà nước chú trọng khai thác nhất.

Bô xít là một loại quặng nhôm. Từ bô xít có thể tách ra Alumin (Al2O3 - nguyên liệu chính để luyện nhôm trong các lò điện phân). Quá trình sản xuất nhôm từ quặng bô xít trải qua hai công đoạn quan trọng: Sản xuất alumin (Al2O3) theo công nghệ Bayer và điện phân Alumin thành nhôm (Al).