Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Loại cỏ dại “ác mộng” của nông dân 90 quốc gia nhưng cực kỳ tốt cho sức khỏe, giá “đỉnh nóc kịch trần” 350 triệu đồng/kg

Nhiều người nhìn thấy cây củ gấu chỉ muốn nhổ bỏ ngay lập tức, nhưng số khác lại thấu suốt giá trị kinh tế lớn mà loại cây này mang lại. Bởi nó là một vị thuốc vô cùng quý trong y học cổ truyền.

Khả năng sinh tồn “như nấm sau mưa”

Củ gấu có nhiều tên gọi khác như cỏ gấu, cỏ gấu vườn, cỏ cú, hương phụ…, được biết đến là là một trong số các loài cỏ dại xâm hại nguy hiểm nhất, phân bố rộng khắp toàn cầu trong khu vực nhiệt đới và ôn đới.

loai-cay-nong-dan-chi-muon-nho-bo-nhung-tac-dung-than-ky-1731684958.png
Củ gấu là loại cỏ dại mọc khắp nơi, ảnh hưởng đến nhiều cây khác, làm hư hại đất, nhưng lại là một vị thuốc tốt cho sức khỏe.

Theo một thống kê, củ gấu được coi là cỏ dại tại trên 90 quốc gia, có khả năng gây hại cho trên 50 loại cây lương thực-công nghiệp toàn cầu.

Nhiều ảnh hưởng của củ gấu khiến cho nó vô tình thành “kẻ thù” của nông dân toàn cầu, bởi các tác dụng không mong muốn nó mang lại như: giảm đáng kể năng suất và sản lượng mùa vụ; làm khó trừ khử các nguồn dinh dưỡng trong đất; hệ rễ tạo ra các chất có hại cho các loài cây khác;

Việc dọn cỏ trong vườn thường chỉ làm đứt hệ rễ, để lại các củ trong lòng đất mà từ đó cây mới lại xuất hiện nhanh chóng. Việc cầy bừa lại làm cho các củ này phân tán rộng ra khắp đồng, làm cho tình hình xâm hại càng tồi tệ hơn; ngay cả các củ bị cắt đứt ra thành nhiều mảnh cũng có khả năng sinh ra cây mới…

Vừa là thuốc quý, vừa là thực phẩm “cứu cánh” khi mất mùa

Theo các nghiên cứu thì củ gấu được gọi là vị thuốc điều hòa khí cơ bản trong y học cổ truyền của người Trung Hoa.

Loài cây này được đề cập trong Charaka Samhita của y học A Dục Vệ Đà (Ayurveda) của người Ấn Độ cổ đại (khoảng năm 100). Còn Y học A Dục Vệ Đà hiện đại sử dụng loài cây này trong điều trị sốt, các rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh nguyệt và một số bệnh khác.

loai-cay-nong-dan-chi-muon-nho-bo-nhung-tac-dung-than-ky2-1731685600.png
Củ gấu (hương phụ)khi sơ chế xong sẽ có nhiều tác dụng, trong đó trị đau tức vùng ngực bụng, không tiêu, kinh nguyệt không đều...

Người Ả Rập tại Levant thì đốt cháy củ của nó để chữa trị các vết thương, các vết thâm tím hay mụn nhọt.

Còn y học dân gian hiện đại khuyến cáo chữa trị nôn mửa, sốt và viêm nhiễm; giảm đau; giãn cơ và điều trị một số bệnh khác... nhờ củ gấu.

Dù có vị đắng nhưng củ gấu từng được những người châu Phi dùng làm thức ăn trong những năm mất mùa.

Nó cũng có thể làm thức ăn cho chim.

Theo lương y Ngô Kiêm Diệp (SN 1943, ngụ phường Phước Bình, quận 9, TP.HCM), thành viên hội đông y quận 9 thuộc một trong những người đầu tiên tiếp quản hội đông y thành phố từ khi giải phóng miền Nam, cho biết: Để sử dụng củ gấu, chỉ cần thu hoạch làm sạch các rễ phụ quanh củ bằng cách đốt cháy, đem giã nhuyễn với vỏ trấu nhằm làm bong lớp vỏ. Tiếp đó, kết hợp với các phụ liệu khác như gừng, rượu, giấm để bào chế thành thuốc.

Đối với những phụ nữ kinh nguyệt không đều là dấu hiệu của tình trạng máu lưu thông không ổn định, nên dùng củ gấu, bạch đồng nữ, ngải cứu, ích mẫu (mỗi vị 8-10g) cho vào ấm sắc lấy nước uống mỗi ngày. Bài thuốc có tác dụng thông kinh nguyệt. Lúc hành kinh giảm đau rất nhiều.

Vào tay anh nông dân mang căn bệnh u máu, cỏ dại “lên đời” thành "đặc sản"

Theo báo Dân việt, anh Lê Văn Tuân (SN 1983, ở thôn Thượng Hậu, xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) bén duyên với cây củ gấu từ hành trình chữa bệnh của riêng mình.

Cụ thể, anh Tuân bị bệnh, thời gian ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà, rồi phải nghỉ học năm lớp 11.

Do mắc bệnh u máu, thường xuyên thiếu máu nên nhiều người mách anh đi tìm cây cỏ cú mật (cỏ gấu) đun nước uống để bồi bổ sức khỏe.

Sau thời gian tìm hiểu đặc tính, công dụng, anh quyết định trồng loại cây cỏ dại này.

Từ 10 cây cỏ dại đổi bằng một con gà chọi, anh đem về vườn nhân giống. Do đặc tính sinh trưởng, chỉ thời gian ngắn nó mọc lan rộng khắp vườn.

loai-cay-gia-350-trieu-dong-1731685688.webp
Sau khi thu hoạch, củ được rửa sạch, phơi khô và bán ra với giá từ 300.000 - 350.000 đồng/kg.

Năm 2018, anh mạnh dạn vay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Ninh 50 triệu đồng rồi trồng cây cỏ dại này trên diện tích gần 800 m2.

"Anh Lê Văn Tuân là một người khuyết tật từ nhỏ, sức khỏe yếu nhưng có nghị lực phi thường. Tuân đã vượt qua cơn đau bệnh tật để phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương với cây cỏ cú mật hay còn gọi là cây cỏ gấu, cây hương phụ. Đây là loại cây trồng lạ, cho thu nhập khá cao" - ông Nguyễn Duy Tiễn - Chủ tịch UBND xã Võ Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình).

Anh Tuân cho hay, loại cỏ dại này phát triển rất mạnh trong tự nhiên, trồng trên cát sẽ cho củ to và đẹp. Quá trình trồng, cần phải rải vôi lên cỏ vào đầu mùa hè và mùa đông để diệt nấm, diệt sâu bọ.

Theo anh Tuân, cây cỏ cú mật trồng 2 năm là cho thu hoạch. Vụ đầu tiên anh Tuân khá thành công khi thu về gần 1 tạ củ cây cú mật. Sau khi thu hoạch, củ được rửa sạch, phơi khô và bán ra với giá từ 300.000 - 350.000 đồng/kg, thu lời hơn 30 triệu đồng.

Ai không nên dùng củ gấu?

Dù rất tốt nhưng củ gấu có tính âm, những trường hợp sau không nên dùng củ gấu:

Người bệnh bị chứng âm hư huyết nhiệt

Có dấu hiệu dị ứng khi sử dụng cỏ gấu hay bất cứ loại thảo dược nào trước đó.

Không dùng cho phụ nữ đang mang thai.

Khuyến cáo

Các chuyên gia cho biết, củ gấu có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh nhưng cũng cần phải thận trọng để hạn chế nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Trước khi sử dụng, mỗi người nên tìm hiểu thật kỹ về củ gấu.