Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều

Nhìn bàn chân đoán sức khỏe thận: Hai dấu hiệu nên mừng, hai cơn đau cần lo

Bàn chân có thể tiết lộ nhiều điều về tình trạng thận. Nếu không có hai dấu hiệu tốt này hoặc xuất hiện cơn đau ở lưng và tiểu tiện, hãy đi khám ngay.

Trong quan niệm Đông y, thận được coi là gốc rễ của sự sống, liên quan mật thiết đến sinh dục, nội tiết, hệ tiết niệu, huyết dịch, xương cốt và thần kinh. Thận tốt thì khí huyết lưu thông, cơ thể khỏe mạnh, tinh thần ổn định.

Dưới góc nhìn y học hiện đại, thận là “nhà máy lọc” khổng lồ giúp đào thải độc tố, điều hòa nước – điện giải và tái hấp thu dưỡng chất. Một khi thận bị suy giảm chức năng, các chất độc hại có thể tích tụ trong cơ thể, gây ra hàng loạt vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

skt-1751686588.jpg
Ảnh minh họa

Đáng lo ngại là khi thận “ốm”, cơ thể thường không có biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, các thay đổi nhỏ ở bàn chân đôi khi lại là những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo tình trạng của thận.

Hai dấu hiệu ở bàn chân cho thấy thận đang khỏe
Theo các chuyên gia Đông y, kinh thận bắt đầu từ phía dưới ngón chân út. Vì thế, một số đặc điểm ở bàn chân, đặc biệt là ngón út và móng chân, có thể phản ánh tình trạng khí thận.

mong-chan-1751686544.jpg
Ảnh minh họa

1. Ngón chân út đầy đặn, có da thịt

Ngón chân út là nơi khởi đầu của kinh thận. Nếu ngón này to, dày, có da thịt và trông khỏe mạnh, điều đó chứng tỏ khí thận dồi dào, chức năng thận vẫn hoạt động tốt. Ngược lại, nếu ngón chân út mỏng, khô, teo lại (không phải do bẩm sinh) thì có thể là dấu hiệu cho thấy thận khí đang suy yếu, cần chú ý chăm sóc.

2. Móng chân hồng hào, bóng mịn

Móng chân khỏe mạnh thường có màu hồng như cánh hoa anh đào, phần lưỡi liềm chiếm khoảng 1/5 chiều dài móng. Nếu móng chân xuất hiện các dấu hiệu sau, có thể là cảnh báo sớm về tình trạng suy giảm chức năng thận:

Màu móng nhợt nhạt: Thiếu khí huyết, có thể kèm thiếu máu.

Móng có đường vân dọc rõ ràng: Cơ thể mệt mỏi kéo dài, sức khỏe yếu.

Màu móng xanh tím, sẫm màu: Tuần hoàn máu kém, dễ gây đau đầu, chóng mặt.

Móng chân út nửa trắng, đầu móng đen: Cảnh báo rõ rệt về thận kém, cần theo dõi sức khỏe ngay.

Hai vị trí đau trên cơ thể cảnh báo thận đang "kêu cứu"
Nếu xuất hiện cơn đau ở hai vị trí sau, đặc biệt là đau âm ỉ kéo dài hoặc tái phát liên tục, bạn nên đến cơ sở y tế kiểm tra chức năng thận:

dau-vung-lung-duoi-hai-ben-1751686620.jpg
Ảnh minh họa

1. Đau vùng lưng dưới hai bên

Thận nằm ở hai bên vùng thắt lưng. Cảm giác đau nhức vùng này, đặc biệt vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, kèm theo khó khăn trong vận động, tiểu tiện có màu sẫm, nhiều bọt lâu tan, cơ thể phù nề… là những dấu hiệu sớm của viêm thận. Cơn đau đôi khi có thể lan rộng xuống vùng bụng.

2. Đau khi đi tiểu

Nếu xuất hiện cảm giác đau buốt, khó tiểu, tiểu rắt... thì nhiều khả năng hệ tiết niệu đang bị viêm nhiễm. Vi khuẩn, virus tấn công có thể gây viêm bàng quang, viêm niệu đạo, nếu không điều trị kịp thời dễ dẫn đến viêm thận hoặc suy thận.

Những thói quen đơn giản giúp thận khỏe mỗi ngày
Để duy trì chức năng thận ổn định, bạn có thể áp dụng 3 cách dưới đây – vừa đơn giản lại không tốn kém:

1. Ngâm chân buổi tối

Thời gian tốt nhất: 19h – 21h, khi kinh thận hoạt động mạnh.

Cách ngâm: Dùng nước ấm 40°C, tốt nhất là trong chậu gỗ, ngâm chân 15 – 30 phút đến khi ra chút mồ hôi.

Tác dụng: Giúp dẫn khí huyết về chân, kích thích kinh thận, trừ hàn thấp và cải thiện tuần hoàn máu.

2. Đi bộ bằng gót chân

Cách đi: Gót chân chạm đất trước, sải bước dài, giữ lưng thẳng, giống như đang đá bóng nhẹ.

Lợi ích: Gót chân có nhiều huyệt vị liên quan đến thận, đi bộ kiểu này giúp bổ thận, cải thiện xương cốt.

3. Nhón gót chân

Thực hiện: Đứng thẳng, chụm chân, hóp bụng, co hậu môn, nhón gót lên rồi thả xuống nhẹ nhàng.

Tác dụng: Kéo giãn kinh thận và kinh bàng quang, xoa bóp nội tạng, điều hòa khí huyết toàn thân.

Lời khuyên: Đừng bỏ qua những dấu hiệu nhỏ ở bàn chân hay cơn đau vùng lưng dưới. Lắng nghe cơ thể để phát hiện sớm các vấn đề về thận sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe lâu dài, tránh biến chứng đáng tiếc.

Xuân Vũ (T/H)