Nghị quyết số 104/2023/QH15 của Quốc hội, từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành TƯ khóa XII (Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương đảm bảo từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân hàng trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước); điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội khác đang gắn với lương cơ sở.
Xem thêm: Chi tiết 5 đối tượng sẽ được miễn phí 100% khi làm hộ chiếu
Đặc biệt, đối với cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, nhân viên trường học, từ 1/7 có thể hưởng các loại phụ cấp sau:
1. Phụ cấp ưu đãi theo nghề
Là phụ cấp cơ bản của viên chức ngành giáo dục so với các ban ngành khác. Hiện nay nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo sẽ được hưởng phụ cấp ưu đãi.
2. Phụ cấp kiêm nhiệm
Phụ cấp kiêm nhiệm được áp dụng đối với các đối tượng kiêm nhiệm vị trí công việc khác. Ví dụ như giáo viên kiêm kế toán hoặc văn thư (có chứng chỉ đáp ứng yêu cầu công việc) thì được phụ cấp kiêm nhiệm hoặc văn thư kiêm nhiệm kế toán thì được thêm phụ cấp kiêm nhiệm.
3. Phụ cấp thâm niên vượt khung
Nhà giáo hiện nay cũng được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, do đó phụ cấp này không mới. Phụ cấp này dành cho giáo viên công tác lâu năm, được hưởng bậc lương, sau một thời gian công tác sẽ hưởng thêm phụ cấp thâm niên vượt khung sau đủ 3 năm (ngạch, chức danh yêu cầu trình độ cao đẳng trở lên) hoặc đủ 2 năm (ngạch, chức danh yêu cầu trình độ trung cấp) thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh đó; mỗi năm sua đó được tính thêm 1%.
4. Phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Hiện nay mức phụ cấp khu vực được áp dụng đối với các đối tượng đang làm việc tại các nơi xa xôi hẻo lánh và khí hậu xấu theo quy định của Chính phủ, sẽ được hưởng mức phụ cấp 7 mức 0,1; 0.2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương cơ sở, tương ứng với mức tiền hiện nay từ 180,000 đồng/tháng – 1,800,000 đồng/tháng. Từ 01/7/2024, sẽ tiếp tục thực hiện phụ cấp này, khi bãi bỏ tiền lương cơ sở, các khoản phụ cấp sẽ được lượng hóa bằng lượng tiền cụ thể.
5. Phụ cấp trách nhiệm công việc
Phụ cấp trách nhiệm dành cho giáo viên được chi trả cho giáo viên làm tổng phụ trách Đội, dạy trường chuyên biệt, dạy trẻ khuyết tật,… với 4 mức 0,1; 0,2; 0,3; 0,5 so với mức lương cơ sở, tương ứng 180,000 đồng/tháng đến 900,000 đồng mỗi tháng tùy theo nhiệm vụ được phân công, đảm nhận.
Ngoài ra, sẽ có thêm mức phụ cấp lưu động là mức phụ cấp được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở một số nghề, hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở, hiện nay hưởng 3 mức 0,2; 0,4; 0,6 so với mức lương cơ sở. Từ 01/7 tới, sẽ tiếp tục giữ lại phụ cấp này và được quy định bằng lượng tiền cụ thể.